Trao Bằng công nhận quần thể Cây di sản Việt Nam.

Theo đó, những cây thuộc khu vực khuôn viên Sở Chỉ huy Trung đoàn 726 (7 cây thông ba lá và 2 cây muồng ngủ) gắn liền với dấu tích “Sở Trà”, là một công trình kiến trúc thời Pháp được thiết kế khá độc đáo, duy nhất còn lại tại Đắk Nông và khu vực Tây Nguyên; số lượng (4 cây thông ba lá) tại chốt bảo vệ rừng bên cạnh Nhà bia tưởng niệm các Anh hùng liệt sĩ, là một trong những điểm ghi đậm dấu ấn lịch sử tại vùng đất Quảng Trực, nơi đã diễn ra trận công đồn Bu Prăng - Phước Long vào đêm ngày 26-12-1965 do Tiểu đoàn 840 – Miền Đông Nam Bộ đảm nhiệm đánh chiếm, sau trận đánh quân ta đã anh dũng hy sinh 66 đồng chí, được Đảng, Nhà nước ghi danh và xây dựng Nhà bia tưởng niệm tại nơi đây.

Nghi lễ khánh thành Bia đá cây di sản Việt Nam 

Ngoài các cây trên, tại BQL Rừng phòng hộ Thác Mơ có 6 cây thông nàng, 1 cây giáng hương cũng vinh dự được công nhận là Cây di sản Việt Nam trong đợt này.

Khánh thành Bia đá cây di sản Việt Nam.

Việc công nhận Cây di sản Việt Nam là sự kiện có ý nghĩa rất quan trọng, bảo vệ, giữ gìn cảnh quan thiên nhiên, hệ sinh thái, bảo vệ nguồn gen quý hiếm. Đồng thời, nâng cao công tác tuyên truyền, vận động cộng đồng xã hội có ý thức, trách nhiệm bảo vệ thiên nhiên, môi trường, ứng phó với biến đổi khí hậu.

 Cây muồng ngủ có tuổi đời hàng trăm năm.

Trước đó, trên địa bàn huyện Tuy Đức đã có một quần thể gồm 36 cây bằng lăng và 1 cây đa thuộc quản lý của Công ty TNHH MTV Lâm nghiệp Nam Tây Nguyên (Quảng Trực) cũng được công nhận là cây di sản Việt Nam.

Tin, ảnh: HỒNG THẮM