Như một truyền thống đã có từ lâu đời, những ngư dân ở Vĩnh Trường (phường Nam Nha Trang, tỉnh Khánh Hòa) xem biển cả như ngôi nhà thứ hai của mình.
Cứ mờ sáng mỗi ngày, bến cá dân sinh Vĩnh Trường lại trở nên tấp nập và sôi động. Ngoài những con tàu đánh cá đầy ắp tôm, cua, mực, cá từ khơi xa cập bến, hàng trăm người làm công việc vận chuyển và phân loại cá, tôm… cũng có mặt, bắt đầu một ngày làm việc mới.
Công việc này không chỉ mang lại thu nhập cho họ mà còn tạo nên sự gắn kết đặc biệt giữa con người với biển cả, bởi những ngư dân ở đây không chỉ mưu sinh từ biển, mà còn nặng tình với từng con sóng.
Báo Quân đội nhân dân giới thiệu một số hình ảnh hoạt động tại bến cá dân sinh Vĩnh Trường (phường Nam Nha Trang, tỉnh Khánh Hòa).
 |
Đưa cá ra xe đi phân phối cho các chợ. |
 |
Cá được phân loại để đưa đi tiêu thụ. |
 |
Những con cá nục còn tươi được ngư dân lựa chọn để mang đi bỏ mối cho các nhà hàng, siêu thị. |
 |
Cá ngừ được xếp lên xe ba gác để đưa đi tiêu thụ. |
 |
Phân loại cá cơm để đóng thùng đưa đi chế biến và tiêu thụ. |
 |
Các tiểu thương buôn bán lẻ ở các chợ đến tận bến lấy hàng. |
 |
Những con bạch tuộc còn tươi được đóng thành từng túi 5kg để đưa đi tiêu thụ. |
 |
Những khay cá được đưa từ tàu lên bờ. |
 |
Kéo các thùng cá từ hầm tàu lên bờ. |
 |
Những khay cá, mực đã được cân và chuẩn bị đưa đi tiêu thụ. |
MAI VĂN ĐÔNG (thực hiện)
* Mời bạn đọc vào chuyên mục Văn hóa xem các tin, bài liên quan.
Sáng 17-7, tại xã Đan Hải (Hà Tĩnh), Bộ tư lệnh Vùng Cảnh sát biển 1 tổ chức Chương trình “Cảnh sát biển đồng hành với ngư dân”, do Hải đội 102 và Phòng Pháp luật phối hợp với Đảng ủy, UBND xã Đan Hải triển khai thực hiện.
Thành phố Đà Nẵng hiện sở hữu đường bờ biển có chiều dài hơn 200km. Đây là một lợi thế hiếm có trong quá trình phát triển đô thị và du lịch. Dù sở hữu nguồn lực biển dồi dào, đầy tiềm năng, tuy nhiên, Đà Nẵng đang đối mặt với nhiều thách thức về môi trường, đặt ra yêu cầu cấp thiết trong lộ trình phát triển kinh tế biển bền vững và dài hạn...