Tối 13-5, tại đình Kim Ngân (42-44 Hàng Bạc, Hoàn Kiếm, Hà Nội) đã diễn ra chương trình giới thiệu bộ sưu tập thời trang cổ phục Việt - chủ đề “Dệt gấm thêu hoa”, nhằm tôn vinh những giá trị truyền thống của dân tộc. Chương trình do Ban quản lý Hồ Hoàn Kiếm và phố cổ Hà Nội, Công ty Cổ phần Ỷ Vân Hiên tổ chức.
Các trang phục trong bộ sưu tập đã được giới thiệu tại một số sự kiện của Bộ Ngoại giao, được các nhà nghiên cứu lịch sử, văn hóa đánh giá cao. “Dệt gấm thêu hoa” không chỉ góp phần tôn vinh, quảng bá nét đẹp cổ phục Việt thông qua các hoạt động trình diễn, trưng bày giới thiệu tại không gian văn hóa đình Kim Ngân, mà còn gắn kết các hoạt động văn hóa đa dạng trên phố đi bộ, quận Hoàn Kiếm, Hà Nội.
Trang phục là nét đẹp văn hóa của con người, cổ phục Việt Nam là di sản quý giá, chứa đựng hồn cốt của dân tộc từ ngàn đời, cần được giữ gìn, bảo tồn và phát huy. Chương trình nhằm giới thiệu, đưa ra những giá trị truyền thống đến với đông đảo quần chúng, đặc biệt là các bạn trẻ hiểu hơn về lịch sử, văn hóa của dân tộc mình.
Sự kiện sẽ diễn ra đến hết ngày 14-5, gồm chuỗi hoạt động văn hóa giàu tính nghệ thuật mang chủ đề: “Dệt gấm thêu hoa”; triển lãm tranh Kim Hoàng - những tác phẩm nghệ thuật đặc sắc đến từ nghệ nhân làng nghề nổi tiếng; thưởng trà - trải nghiệm nét đẹp văn hóa người Việt; nghệ thuật thư pháp - nét đẹp của chữ và tâm hồn của người Việt...
Báo Quân đội nhân dân Điện tử giới thiệu với độc giả một số hình ảnh tại buổi khai mạc chương trình:
 |
Những mẫu cổ phục mang đậm văn hóa Việt được giới thiệu tại chương trình. |
 |
Màn biểu diễn "Mời nước mời trầu" trong chương trình. |
 |
Trình diễn các công đoạn làm tranh Kim Hoàng. |
 |
Đông đảo du khách tham dự chương trình. |
Tin, ảnh: NGÔ TRUNG KIÊN
QĐND Online – Ngày 8-8, tại Hà Nội, Công ty cổ phần Ỷ Vân Hiên phối hợp với Công ty The OCEAN tổ chức Tọa đàm “Cổ phục Việt-Từ đời sống đến điện ảnh”.
Tại nhiều bảo tàng, di tích trên thế giới, việc khai thác các hiện vật số, di sản số đã đem lại nguồn thu không nhỏ. Ở Việt Nam, việc số hóa di sản văn hóa, khai thác giá trị các hiện vật “ảo” mới chỉ bắt đầu và mang tính thử nghiệm. Với sưu tập trang phục cung đình thời Nguyễn, số hóa là giải pháp hữu hiệu nhất để bảo tồn, phát huy giá trị và quảng bá di sản thời trang độc đáo.