Hành trình thực hiện sứ mệnh lịch sử Tiến về thành đô (Song Thanh-Quang Thái) tới nơi Gặp gỡ với Sài Gòn (Bích Trang) để Nhớ những ngày tiếp quản (Phạm Vân Anh) và có thể kiêu hãnh khẳng định niềm vui Tới đích rồi! (Hoàng Quý), những chiến sĩ Giải phóng quân của chúng ta đã đi qua một chặng đường đầy gian khổ, hy sinh. Cùng đồng đội giải phóng Cần Thơ (Nguyễn Văn Bộ), Triển khai tổ đài ở Dinh Độc Lập (Xuân Giang), Chiến thắng nhờ uy lực của xe tăng (Đại tá Khuất Duy Hoan), Kỳ tích hành quân bằng xe tăng (Hồng Nhung)... sẽ là những kỷ niệm sâu sắc không bao giờ quên của họ. Trong đó, ấn tượng hơn cả là Ký ức 823 ngày đêm ở Trại Davis (Nguyễn Bình Yên) của các cựu chiến binh tuổi “thất thập cổ lai hy”-những người từng có mặt trong một lực lượng đặc biệt được ví như “cánh quân thứ 6” cùng phối hợp với 5 mũi tiến công quân sự trên chiến trường. Họ hoạt động công khai ngay giữa lòng địch, kiên cường, mưu trí ngăn chặn mọi nỗ lực phá hoại Hiệp định Paris của chính quyền ngụy Sài Gòn, góp phần quan trọng làm nên chiến thắng mùa xuân năm 1975.

leftcenterrightdel
Nhân dân Thủ đô tập trung tại cổng TTXVN, số 5 Lý Thường Kiệt chờ đón tin chiến thắng từ Sài Gòn, ngày 30-4-1975. Ảnh: Tư liệu TTXVN 

 

Để đến thành lũy cuối cùng của kẻ thù trong ngày vui chiến thắng 30-4, tất nhiên không thể không nhắc đến Chiến thắng Điện Biên Phủ cách đây 69 năm (7-5-1954 / 7-5-2023). Bằng sự phấn đấu bền bỉ, kiên trì, kiên quyết, tuyệt đối chấp hành mệnh lệnh của cấp trên, Quân đội ta đã thành công trong việc giữ bí mật, tạo Bất ngờ hỏa lực pháo binh (Hướng Nam) ngay khi mở màn chiến dịch. Sự xuất hiện ngoài sức tưởng tượng này đã khiến Piroth-Tư lệnh Pháo binh của Pháp tại Điện Biên Phủ rơi vào trầm cảm và sau những cố gắng trong bất lực đã phải tự sát. Nối tiếp sau đó là những chiến công Ở đơn vị đánh khối thuốc nổ nghìn cân (Thái Duy Hải) và của các chiến sĩ Trung đoàn 88, Đại đoàn 308 khi Cắt sân bay Mường Thanh (Lê Hồng Nhung), cô lập kẻ thù tại chính nơi chúng kỳ công xây dựng...

Bên cạnh đó, trong số này, Nguyệt san SKNC cũng có nhiều bài viết tuyên truyền về các sự kiện trong tháng, như: Ngày Giỗ Tổ Hùng Vương (10-3 âm lịch) với: Giỗ Tổ Hùng Vương qua các mốc lịch sử (Nhà sử học Lê Văn Lan), Những người giữ đền thiêng (Thu Thủy-Mai Phương), Người dân phương Nam hướng về Quốc Tổ (Thúy An); 55 năm Ngày thành lập Lữ đoàn Đặc công biệt động 1 (15-4-1968 / 15-4-2023) với Xứng danh Đặc công biệt động anh hùng (Nguyễn Kiên Thái); 64 năm Ngày truyền thống Cục Trinh sát, Bộ tư lệnh Bộ đội Biên phòng (23-4-1959 / 23-4-2023) với Trinh sát quân hàm xanh "nên gấm, nên kim" (Tuấn Tú), Triệt phá đường dây đưa người xuất cảnh trái phép (Văn Dân-Thủy Tiên); Ngày thế giới phòng chống bom mìn 4-4 với VNASMA-Điểm tựa của nạn nhân bom mìn (Thái Kiên)...

Ngoài ra, ấn phẩm vẫn tiếp tục duy trì các chuyên mục truyền thống, chuyên trang TP Hồ Chí Minh, các cuộc thi do Báo Quân đội nhân dân phát động tổ chức với các bài viết: “Bình Tây Đại nguyên soái” Trương Định (Đại tá Dương Đình Lập), Năm 1975 họ đã sống như thế! (PGS, TS Nguyễn Thanh Tú), Người chị truyền lửa (Nguyễn Phan), Nữ tiến sĩ của nông dân (Phạm Thu Thủy), Những tiếng nói lạc lõng trong ngày hội thống nhất non sông (Đỗ Phú Thọ), Về với dân ở “Thủ đô kháng chiến” (Thái Bảo Ngọc).

Nguyệt san SKNC số 352 phát hành trên toàn quốc từ ngày 10-4-2023, giá 9.700 đồng. Bạn đọc muốn đặt mua, liên hệ: Phòng Phát hành và Truyền thông, Báo Quân đội nhân dân, số 7 Phan Đình Phùng, Hà Nội, điện thoại: (024) 37473757; (069) 554287.