Phát biểu tại chương trình, PGS, TS Lê Anh Tuấn, Giám đốc Học viện Âm nhạc Quốc gia Việt Nam khẳng định: Chúng ta biết đến Xuân Khải, không chỉ là một nghệ sĩ đa tài, hiểu biết nhiều loại nhạc cụ dân tộc khác nhau, trong đó có cây đàn Nguyệt mộc mạc, thô sơ mà còn biết đến Xuân Khải với các sáng tác cho các nhạc cụ dân tộc khác nhau như: Bầu, nhị, sáo, thập lục...Những tác phẩm viết cho nhạc cụ dân tộc của ông đều đạt đến đỉnh cao của nghệ thuật biểu diễn, thành những giá trị kinh điển, chuẩn mực không những trong các chương trình biểu diễn mà còn trong các chương trình giảng dạy. Cuộc đời ông, nhân cách làm thầy của ông luôn là tấm gương sáng cho các thế hệ giảng viên, nghệ sĩ của Học viện noi theo.
|
|
Tiết mục trong chương trình. |
Nhạc sĩ Xuân Khải là Trưởng khoa Dân tộc (Nhạc viện Hà Nội trước đây nay Học viện Âm nhạc Quốc gia Việt Nam).
10 năm ông đã đi xa nhưng những tác phẩm của ông còn sống mãi. Tiết mục mở màn chương trình là bản hòa tấu “Xuân quê hương”, dàn dựng: Nhà giáo ưu tú Ngô Bích Vượng đã mang đến cho người nghe những âm hưởng của đất nước, quê hương qua thanh âm trầm bổng của tiếng đàn Tranh.
Trong chương trình còn có các tiết mục như: Độc tấu đàn Nguyệt “Cảm xúc quê hương”; Độc tấu đàn Tam thập lục bài “Thu sang”; độc tấu đàn bầu “Buổi sáng trên sông Hương”...như một nén tâm nhang của các thế hệ học trò tưởng nhớ đến người thầy Xuân Khải.
Tin, ảnh: KHÁNH HUYỀN