Bên cạnh một Văn Cao nhạc sĩ, Văn Cao thi sĩ, chúng ta còn có một Văn Cao họa sĩ. Ở bình diện nào, ông cũng đạt được đỉnh cao với những chiêm nghiệm và cách tân.
Với hội họa, Văn Cao đã tự có một chỗ đứng trong lịch sử mỹ thuật đương đại, với phong cách thường trực trong ông: Tài hoa và uyên bác, chắt lọc và ngẫu lực. Và một trong những ấn bản nổi tiếng “Búp sen xanh”-tiểu thuyết lịch sử đầu tiên về Bác Hồ ra đời năm 1982 của nhà văn Sơn Tùng, Văn Cao với tài năng hội họa đã góp sức thành công cho cuốn sách bởi những tác phẩm minh họa dựng lại quãng đời niên thiếu của Bác từ khi cất tiếng khóc chào đời tại làng Chùa quê ngoại (Nghệ An) cho đến khi rời Bến cảng Nhà Rồng (TP Hồ Chí Minh) ra đi tìm đường cứu nước ở tuổi 20 đầy khát vọng.
 |
Những tác phẩm minh họa dựng lại quãng đời niên thiếu của Bác Hồ qua nét vẽ của Văn Cao. |
Nhân dịp kỷ niệm 100 năm Ngày sinh Văn Cao (15-11-1923 / 15-11-2023), gia đình nhạc sĩ, họa sĩ, thi sĩ Văn Cao tuyển chọn 100 tác phẩm minh họa của ông để trưng bày triển lãm, nổi bật trong đó là bộ tranh của Văn Cao minh họa cuốn sách “Búp sen xanh”.
Họa sĩ, nhạc sĩ VĂN THAO
*Mời bạn đọc vào chuyên mục Văn hóa xem các tin, bài liên quan.
Nói về Văn Cao, không chỉ ở thời điểm hôm nay mà ngay từ năm 1945, ông đã là một tên tuổi nghệ sĩ lớn mà cả dân tộc Việt, nhân dân Việt, từ nhỏ đến lớn, từ trẻ đến già không ai không biết đến và chịu ơn.
Trong khuôn khổ Hội thảo “Thế giới nhạc, họa, thơ của Văn Cao” diễn ra sáng ngày 8-11, tại Hà Nội, đông đảo các chuyên gia, nhà nghiên cứu, nhà phê bình, nhà khoa học hàng đầu đã có dịp tề tựu để cùng phân tích lý giải sâu hơn về thân thế, sự nghiệp, cũng như những cống hiến, những giá trị, di sản về nghệ thuật mà Văn Cao để lại cho đất nước.