Trong khuôn khổ Hội thảo “Thế giới nhạc, họa, thơ của Văn Cao” diễn ra sáng ngày 8-11, tại Hà Nội, đông đảo các chuyên gia, nhà nghiên cứu, nhà phê bình, nhà khoa học hàng đầu đã có dịp tề tựu để cùng phân tích lý giải sâu hơn về thân thế, sự nghiệp, cũng như những cống hiến, những giá trị, di sản về nghệ thuật mà Văn Cao để lại cho đất nước.
Bên cạnh một Văn Cao kiệt xuất trong lĩnh vực âm nhạc, công chúng còn được biết đến một Văn Cao tài năng trong lĩnh vực hội họa và thơ. Trong đó, triển lãm trưng bày 100 bức tranh minh họa và 100 bìa sách ấn tượng của nhạc sĩ, thi sĩ, họa sĩ Văn Cao đã để lại nhiều ấn tượng sâu sắc.
Phóng viên Báo Quân đội nhân dân Điện tử ghi lại một số hình ảnh về tình cảm của các đại biểu, khách mời và công chúng đối với Văn Cao - người nghệ sĩ đặc biệt đa tài, cây đại thụ của nền văn học, nghệ thuật Việt Nam.
 |
Các ca sĩ thể hiện ca khúc "Tiến quân ca". |
 |
Thiếu tướng Đoàn Xuân Bộ, Bí thư Đảng ủy, Tổng biên tập Báo Quân đội nhân dân tham dự hội thảo. |
 |
PGS, TS, nhạc sĩ Đỗ Hồng Quân, Chủ tịch Liên hiệp các Hội Văn học nghệ thuật Việt Nam có bài tham luận tại hội thảo. |
 |
Nhạc sĩ Văn Thao, con trai cả của cố nhạc sĩ Văn Cao.
|
 |
Các đại biểu tham quan triển lãm 100 bìa sách ấn tượng của Văn Cao. |
 |
Các tác phẩm hội họa của Văn Cao gây ấn tượng với đại biểu. |
 |
Các đại biểu xem tranh biếm họa của Văn Cao đăng trên Báo Lao động năm 1982. |
 |
Hội thảo thu hút đông đảo giới nghệ sĩ. |
 |
Tranh biếm họa của Văn Cao trên Báo Lao động năm 1982. |
 |
Tranh minh họa của Văn Cao về Bác Hồ thời niên thiếu trong tác phẩm "Búp sen xanh" của nhà văn Sơn Tùng. |
 |
Tranh biếm họa của Văn Cao trên "Văn nghệ" năm 1974. |
 |
Một số bức họa tiêu biểu của Văn Cao. |
HOÀI PHƯƠNG (thực hiện)
*Mời bạn đọc vào chuyên mục Văn hóa xem các tin, bài liên quan.
Đó là chủ đề của Hội thảo khoa học do Báo Nhân Dân phối hợp với Hội đồng Lý luận, phê bình văn học, nghệ thuật Trung ương tổ chức sáng ngày 8-11, tại Hà Nội, nhân kỷ niệm 100 năm ngày sinh nhạc sĩ, thi sĩ, họa sĩ Văn Cao (1923-2023).
Thời gian “vô thủy, vô chung”. Thời gian thật lạ lùng. Chậm như ngừng trôi mà lại nhanh chớp mắt. Mới như rất gần, vậy mà đã trăm năm Văn Cao (15-11-1923 / 15-11-2023).
Ông đi, xô ngã cánh cửa cuối ngăn cách tinh anh và thể phách (thác là thể phách, còn là tinh anh (“Kiều”-Nguyễn Du). Nhận cú hích chẳng hề ngẫu nhiên này của con tạo, ông lặng lẽ lui vào hậu trường thiên thu, sau khi đã tự tay và lặng lẽ như thế-mở ra một cõi nguyên vẹn Văn Cao-một thế giới đầy ắp ông, sáng láng và dào dạt.
Tối 20-8, chương trình nghệ thuật “Đàn chim Việt”, nhân kỷ niệm 100 năm Ngày sinh Nhạc sĩ, thi sĩ, họa sĩ Văn Cao (1923 - 2023) diễn ra hoành tráng, ấn tượng tại Nhà hát Lớn Hà Nội và Quảng trường Cách mạng Tháng Tám. Đến dự có Chủ tịch nước Võ Văn Thưởng, nguyên Chủ tịch nước Nguyễn Xuân Phúc, cùng đại diện các cơ quan Đảng, ban, bộ, ngành Trung ương.
Nhắc đến nhạc sĩ Văn Cao, mọi công dân Việt Nam, dù có thể không thuộc hết các ca khúc, biết hết các bài thơ và được chiêm ngưỡng đủ các tác phẩm hội họa của ông, nhưng chắc chắn đều có thể cất lên tiếng hát “Tiến quân ca” của Văn Cao để thể hiện lòng yêu Tổ quốc của mình.