Con số này tồi tệ hơn đáng kể so với mức giảm 10% do hai hãng tin Bloomberg và Reuters dự báo trước đó. Theo các nhà kinh tế, cuộc xung đột đã làm tê liệt các doanh nghiệp, người dân buộc phải sơ tán và huy động quân dự bị kỷ lục. Điều này khiến khoảng 8% lực lượng lao động của đất nước bị loại bỏ.

Bloomberg nhận định, xung đột Israel-Hamas đã gây ra sự gián đoạn nghiêm trọng đối với nền kinh tế trị giá 520 tỷ USD của Israel, dẫn đến những hạn chế tương đương với việc ngừng hoạt động được áp dụng trong đại dịch Covid-19, gây ra sự cố đột ngột trong sản xuất, gây tác động đến tiêu dùng và khiến các trường học, văn phòng, công trường phải đóng cửa trong thời gian ngắn.

leftcenterrightdel
Thâm hụt ngân sách của Israel tăng mạnh do xung đột với Hamas. Ảnh: AFP/TTXVN 

Đầu tư vào Israel bị ảnh hưởng nặng nề nhất, giảm 70%, trong khi tiêu dùng tư nhân vốn là động lực chính thúc đẩy tăng trưởng kinh tế giảm 27% trong quý IV-2023. Dữ liệu cho thấy tiêu dùng công cộng giảm mạnh gần 90%. Trong khi đó, theo số liệu thống kê, chi tiêu chính phủ tăng vọt 88,1%, phần lớn do chi tiêu quân sự. Trong cả năm 2023, GDP của Israel tăng 2%, giảm so với mức tăng trưởng 6,5% vào năm 2022. Ngân hàng Trung ương Israel ước tính GDP của Israel sẽ duy trì mức tăng trưởng 2% trong năm 2024, còn Bộ Tài chính Israel ước tính con số này là 1,6%.

Đầu tháng 2, cơ quan xếp hạng tín dụng quốc tế Moody's đã hạ bậc xếp hạng tín dụng của Israel. Đây là lần hạ bậc tín dụng đầu tiên của quốc gia này. Xếp hạng của Israel đã bị hạ từ A1 xuống A2 và triển vọng của nước này được giữ ở mức “tiêu cực”. Moody's cho rằng Israel sẽ gặp phải những rủi ro chính trị và tài chính do xung đột với Hamas.

ANH TÚ

*Mời bạn đọc vào chuyên mục Quốc tế xem các tin, bài liên quan.