Nghiên cứu nêu rõ, Trung Quốc là động lực tăng trưởng quan trọng nhất về công nghệ xanh trên toàn thế giới. Xét về số bằng sáng chế đẳng cấp thế giới, trong tốp 10% bằng sáng chế hàng đầu cho một công nghệ cụ thể, Trung Quốc đứng ở vị trí thứ hai, chỉ sau Mỹ. Kể từ năm 2017, Trung Quốc đã tăng hơn gấp 3 lần số bằng sáng chế đẳng cấp thế giới về công nghệ xanh, đạt con số đáng kinh ngạc là 37.000 bằng sáng chế. Trong khi đó, thị phần của Mỹ, Nhật Bản và Liên minh châu Âu (EU) đã giảm.

leftcenterrightdel

Công nghệ 5G của China Telecom được giới thiệu tại triển lãm thế giới di động ở Thượng Hải, Trung Quốc. 

Trong hầu hết hạng mục, Trung Quốc nằm trong số 3 địa điểm nghiên cứu hàng đầu trên toàn thế giới, nhưng đứng số 1 trong hạng mục “Tái chế/vật tư tiêu dùng bền vững”. Trung Quốc đã tăng gần gấp đôi thị phần toàn cầu trong hạng mục này lên gần 40% trong 5 năm qua. Xử lý nước uống cũng như tái chế pin nhiên liệu, xi măng, nhựa, thủy tinh, giấy, điện tử và rác thải tiêu dùng là thế mạnh của Trung Quốc. Đáng chú ý, Trung Quốc đã có những bước tiến đáng kể trong sản xuất hiệu quả, tập trung vào sản xuất nối mạng (nhà máy thông minh), sản xuất công nghiệp hiệu quả trong các lĩnh vực như hóa dầu, dệt may, nông nghiệp kỹ thuật số.

Nghiên cứu cũng chỉ ra rằng Trung Quốc đạt được thành công trong việc thúc đẩy công nghệ xanh nhờ các sáng kiến của chính phủ nước này kể từ năm 2006, đặc biệt trong việc thúc đẩy nền kinh tế tuần hoàn, dẫn đến năng suất tài nguyên cao hơn và sự tách biệt đáng chú ý giữa tiêu thụ tài nguyên khỏi tăng trưởng tổng sản phẩm quốc nội (GDP).

THU NGA

*Mời bạn đọc vào chuyên mục Quốc tế xem các tin, bài liên quan.