Bước nặng nhọc, đi thoăn thoắt, gõ gót, đi nhẹ, uyển chuyển... không ai thực sự đi giống nhau. Theo một nghiên cứu của các nhà khoa học thuộc Trường Đại học Nagoya và được công bố trên Tạp chí Scientific Reports, trẻ em Nhật Bản có cách đi lại riêng, không giống với cách đi của những trẻ em khác trên thế giới.
Sử dụng hệ thống phân tích dáng đi 3D, các nhà khoa học đã nghiên cứu cách 424 trẻ em Nhật Bản, tuổi từ 6 đến 12, đi bộ ở các giai đoạn khác nhau trong cuộc đời. Dựa trên kết quả thu được, các nhà khoa học đã so sánh với dữ liệu của các quốc gia khác. Họ phát hiện ra rằng trẻ em Nhật Bản đi bộ với bàn chân hướng vào bên trong nhiều hơn so với trẻ em ở phần còn lại của thế giới.
 |
Trẻ em đi bộ đến trường ở thành phố Osaka, Nhật Bản. Ảnh: AFP |
Một sự khác biệt khác đáng chú ý là, nhóm trẻ lớn (11-12 tuổi) trong nghiên cứu có xu hướng nhấn ngón chân xuống mạnh hơn trong khi cử động đầu gối ít hơn so với nhóm trẻ còn lại. Cuối cùng, nhóm trẻ lớn đi bước nhỏ hơn nhưng nhiều hơn so với nhóm trẻ ít tuổi.
Tuy các nhà nghiên cứu chưa xác định nguyên nhân chính xác của những điểm đặc biệt này nhưng một số dữ liệu cho thấy câu trả lời chỉ theo một hướng: Đó là cách sống của trẻ em Nhật Bản. Ngoài chế độ ăn uống lành mạnh, không bị béo phì, các nhà khoa học tin rằng Seiza, cách ngồi truyền thống của người Nhật, đóng một vai trò nhất định.
Seiza quy định người ngồi quỳ gối xuống chiếu, kéo thẳng bàn chân, giữ gót chân ở dưới phần mông, hai ngón chân cái chồng lên nhau; kế tiếp là hạ thấp trọng tâm của cơ thể để điều chỉnh khoảng cách giữa hai đầu gối cho chuẩn. Các nhà khoa học nhấn mạnh, Seiza thực sự có thể ảnh hưởng đến dáng đi của mỗi người từ khi họ còn trẻ.
Ngoài ra, các nhà khoa học còn nhận thấy nhóm trẻ trong nghiên cứu chủ yếu đi bộ đến trường, đôi khi chúng đi cùng nhau. Nhóm trẻ ít tuổi có xu hướng đi bước dài vì lý do đơn giản là để đuổi kịp nhóm trẻ lớn.
NGỌC MINH
Nhật Bản, nền kinh tế lớn thứ 3 thế giới sau Mỹ và Trung Quốc, luôn được xem là một trong những quốc gia có nhiều thành tựu trong lĩnh vực công nghệ. Mặc dù vậy, chính phủ nước này đang phải vật lộn để chia tay với các công cụ lỗi thời như con dấu “hanko”, máy fax và đĩa mềm.
Bộ Quốc phòng Nhật Bản mới đây công bố đề xuất ngân sách quốc phòng cao kỷ lục cho tài khóa tới.
Lo ngại trước nguy cơ mất an ninh lương thực, Chính phủ Nhật Bản đang trong quá trình thiết lập ngân sách riêng nhằm bảo đảm an ninh lương thực như một phần chi tiêu của năm tới. Nhưng nỗ lực này đang vấp phải những khó khăn cả chủ quan lẫn khách quan...