Nhân dịp này, hãng thông tấn quốc gia Trung Quốc Tân Hoa xã ngày 9-12 đã có bài viết với tựa đề “Định hướng cho sự phát triển quan hệ Việt Nam - Trung Quốc, thúc đẩy sự phát triển và thịnh vượng chung ở khu vực châu Á - Thái Bình Dương”. Theo bài viết, “sau 6 năm, Tổng Bí thư Tập Cận Bình sẽ một lần nữa đặt chân lên mảnh đất xinh đẹp này.”

Bài viết khẳng định, chuyến thăm là một hành trình kế thừa truyền thống, hướng đến tương lai, không chỉ “củng cố và làm sâu sắc hơn tình hữu nghị truyền thống giữa Trung Quốc và Việt Nam với tư cách là hai nước láng giềng gần gũi, đều là nước xã hội chủ nghĩa”, mà còn “tạo động lực mới cho sự ổn định, phát triển thịnh vượng của khu vực châu Á - Thái Bình Dương”.

leftcenterrightdel

Tổng Bí thư, Chủ tịch Trung Quốc Tập Cận Bình. Ảnh: People.com.cn 

Vạch ra lộ trình phát triển mới trong quan hệ Việt Nam – Trung Quốc

Bài viết thêm một lần nữa khẳng định, Trung Quốc và Việt Nam là hai nước láng giềng gần gũi, đều là nước xã hội chủ nghĩa và là đối tác quan trọng của nhau, trải qua các giai đoạn phát triển trong lịch sử và theo đuổi lý tưởng tương tự nhau, vì vậy đã vun đắp tình hữu nghị gắn bó thân thiết giữa hai nước.

Điểm lại hai chuyến thăm Việt Nam trước đó của Tổng Bí thư, Chủ tịch Trung Quốc Tập Cận Bình vào các năm 2015 và 2017, bài viết khẳng định, các chuyến thăm đã góp phần “làm sâu sắc hơn tình hữu nghị truyền thống giữa Trung Quốc và Việt Nam, thúc đẩy sự phát triển của sự nghiệp xã hội chủ nghĩa, tạo động lực mạnh mẽ cho hòa bình, ổn định của khu vực và thế giới”.

Bài viết cũng khẳng định tầm quan trọng của chuyến thăm chính thức Trung Quốc từ ngày 30-10 đến 1-11-2022 của Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng, coi cuộc hội đàm giữa Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng và Tổng Bí thư, Chủ tịch Trung Quốc Tập Cận Bình là “cuộc hội đàm mang tính lịch sử, cùng định hướng cho sự phát triển quan hệ Việt Nam - Trung Quốc”.

Nhân chuyến thăm của Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng, hai nước đã ra Tuyên bố chung về việc tiếp tục đẩy mạnh và làm sâu sắc hơn nữa quan hệ đối tác hợp tác chiến lược toàn diện Việt Nam - Trung Quốc, nhất trí thúc đẩy kết nối chiến lược phát triển quan hệ giữa hai nước, trong đó có thúc đẩy kết nối giữa khuôn khổ “Hai hành lang, một vành đai” với Sáng kiến “Vành đai và Con đường”, vạch ra lộ trình phát triển quan hệ Trung Quốc - Việt Nam trong thời đại mới.

leftcenterrightdel
Quang cảnh buổi hội đàm giữa Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng và Tổng Bí thư, Chủ tịch Trung Quốc Tập Cận Bình ngày 31-10-2022 trong khuôn khổ chuyến thăm chính thức Trung Quốc của Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng. Ảnh: Gov.cn

Bài viết cho rằng, “trên cơ sở kỷ niệm 15 năm thiết lập quan hệ đối tác hợp tác chiến lược toàn diện giữa hai nước, việc hai bên sẽ đạt được nhận thức chung về nâng cấp định vị mới cho quan hệ hai nước là điều tất nhiên. Điều này phù hợp với nguyện vọng và lợi ích chung của hai nước, góp phần cho hòa bình, phát triển của khu vực và thế giới, mở ra tương lai tươi sáng hơn cho quan hệ hai nước”. Bài viết cũng tin tưởng rằng, chuyến thăm của Tổng Bí thư Tập Cận Bình chắc chắn sẽ trở thành một cột mốc quan trọng nữa trong lịch sử quan hệ Trung Quốc - Việt Nam, thúc đẩy quan hệ hai nước phát triển lên một tầm cao mới.

Coi trọng vị thế và vai trò của Việt Nam trong ASEAN

Bài viết nêu, tại cuộc hội đàm với Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng ngày 31-10-2022, Tổng Bí thư, Chủ tịch Trung Quốc Tập Cận Bình khẳng định: “Trung Quốc coi ASEAN là hướng ưu tiên trong chính sách ngoại giao láng giềng, đồng thời rất coi trọng vị thế và vai trò của Việt Nam trong ASEAN. Trung Quốc mong muốn được hợp tác với Việt Nam để đẩy nhanh xây dựng khu vực hòa bình, an ninh, thịnh vượng, tươi đẹp và hữu nghị, đồng thời thúc đẩy hội nhập kinh tế khu vực ở Đông Á”.

Hiện nay, Trung Quốc là đối tác thương mại lớn nhất của Việt Nam và Việt Nam là đối tác thương mại lớn nhất của Trung Quốc trong ASEAN. Năm 2017, hai nước ký kết bản ghi nhớ về thúc đẩy kết nối giữa khuôn khổ “Hai hành lang, một vành đai” với sáng kiến “Vành đai và Con đường”, hợp tác trên nhiều lĩnh vực giữa hai nước đang phát triển nhanh chóng. Từ phát triển thương mại biên giới đến thúc đẩy xây dựng cơ sở hạ tầng, từ tăng cường hợp tác chuỗi công nghiệp và chuỗi cung ứng đến cùng thúc đẩy phát triển xanh, các lĩnh vực hợp tác thiết thực giữa hai nước không ngừng được mở rộng và tăng cường. Gần đây nhất, chuyến tàu bảo quản lạnh từ Trung Quốc tới Việt Nam và Lào đã được khởi động ngày 16-10-2023. Sự kiện này sẽ thúc đẩy hiệu quả sự phát triển kinh tế và thương mại của các khu vực dọc tuyến đường sắt, kết nối hơn nữa Hành lang kinh tế Trung Quốc - Đông Dương cũng như nâng cao mức độ kết nối trong khu vực.

leftcenterrightdel
 Ngày 16-10-2023, khởi động chuyến tàu bảo quản lạnh từ Trung Quốc tới Việt Nam và Lào. Ảnh: Tân Hoa xã

Bài viết chỉ ra, “Trung Quốc và các nước ASEAN thực hiện hợp tác cùng có lợi, đoàn kết tự cường, với tổng vốn đầu tư hai chiều đạt hơn 380 tỷ USD, mang lại những thành quả hợp tác phong phú và sức sống mãnh liệt cho hợp tác khu vực, trở thành hình mẫu hợp tác giữa Trung Quốc và các nước láng giềng”.

Bài viết cuối cùng khẳng định, tiếp nối tình hữu nghị truyền thống, vạch ra lộ trình hợp tác, Trung Quốc và Việt Nam sẽ tiếp tục duy trì hợp tác, tập trung vào sự phát triển chung, sát cánh cùng các nước trong khu vực, tuân theo tiếng gọi của thời đại, cùng nhau xây dựng một tương lai tươi sáng.

ĐẶNG LOAN

*Mời bạn đọc vào chuyên mục Quốc tế xem các tin, bài liên quan.