Ngồi đằng sau chiếc xe tải, anh Rebin Pishtiwan, 23 tuổi, cẩn thận quét từng trang sách ố vàng trong một cuốn sách cũ xuất bản cách đây vài chục năm.
Đây là một phần công việc trong sứ mệnh số hóa các cuốn sách và bản thảo cổ của người Kurd ở Iraq. “Chúng tôi đang cố gắng số hóa những cuốn sách quý hiếm để chúng không biến mất”, Pishtiwan nói.
Trong suốt lịch sử của người Kurd, nhiều cuốn sách, tài liệu đã bị mất hoặc bị phá hủy. Một số ít còn lại nằm rải rác khắp các thư viện công cộng và tư nhân, trường đại học hoặc bộ sưu tập tư nhân. Do thiếu các kho lưu trữ, Trung tâm Văn hóa và Nghệ thuật Kurdistan (KCAC), một tổ chức phi chính phủ ở Iraq, đã khởi động dự án số hóa vào tháng 7-2023 với hy vọng những tài liệu và sách cũ quý hiếm sẽ được đưa lên trang web KCAC và người dân có thể truy cập bắt đầu từ tháng 4 tới.
 |
Một thành viên của KCAC đang quét các trang của một cuốn sách cổ để tạo thành bản sao kỹ thuật số tại Dohuk, phía bắc Iraq. Ảnh: AFP
|
Là thành viên của KCAC, mỗi tuần một lần, Pishtiwan và hai đồng nghiệp lại đến thư viện công cộng Dohuk, phía Bắc Iraq để tìm kiếm “những viên ngọc ẩn giấu”. Họ chọn 35 cuốn sách, tài liệu ở mọi lĩnh vực, từ thơ, chính trị, ngôn ngữ đến lịch sử, viết bằng các phương ngữ khác nhau của người Kurd và bằng tiếng Arab. Pishtiwan cầm một cuốn sách và nhẹ nhàng lật từng trang. Đây là cuốn sách tập hợp những câu chuyện dân gian của người Kurd có tựa đề “Xanzad” được đặt theo tên của một công chúa người Kurd thế kỷ 16... Trở lại xe tải, trong đó được trang bị hai máy quét kết nối với màn hình, anh cùng đồng nghiệp bắt đầu số hóa. Quá trình này kéo dài vài giờ trước khi Pishtiwan quay trở lại thư viện để trả sách.
Theo ông Mohammed Fateh, Giám đốc điều hành của KCAC, đến nay, hơn 950 cuốn sách, tài liệu liên quan tới người Kurd đã được số hóa, trong đó có bộ sưu tập các bản thảo có niên đại từ năm 1800. “Mục tiêu của chúng tôi là cung cấp nguồn thông tin chính cho độc giả và các nhà nghiên cứu. Kho lưu trữ trực tuyến này sẽ là tài sản của người Kurd để giúp họ nâng cao hiểu biết về cội nguồn của dân tộc mình”, ông Fateh nói.
PHƯƠNG LINH
*Mời bạn đọc vào chuyên mục Quốc tế xem các tin, bài liên quan.
Với quyết tâm số hóa nghiệp vụ công tác Đảng và đẩy mạnh ứng dụng công nghệ thông tin trong các hoạt động của tổ chức cơ sở đảng và đảng viên, tỉnh Thái Bình là địa phương tiên phong trong toàn quốc triển khai ứng dụng phần mềm sổ tay đảng viên (STĐV) điện tử. Phần mềm đã khẳng định tính ưu việt, khắc phục đáng kể những mặt tồn tại, hạn chế trong công tác xây dựng Đảng trên quê hương 5 tấn.
Trước đây, việc ứng dụng CNTT vào lưu trữ hồ sơ sổ sách, tài liệu đã được các cơ quan, tổ chức, doanh nghiệp chú trọng triển khai để số hóa dữ liệu, nhằm giúp nâng cao chất lượng và hiệu quả trong các hoạt dộng của mình. Tuy nhiên, mức độ thực hiện ở mỗi nơi, mỗi chỗ còn có những hạn chế nhất định do thực tế triển khai còn gặp những bất cập ở các đơn vị cũng như sự chưa hoàn thiện của các phần mềm (tính năng chưa toàn diện, chưa có khả năng tích hợp, liên kết cơ sở dữ liệu).