Cuộc xung đột giữa Israel và Phong trào Hồi giáo Hamas đã làm gia tăng mối lo ngại ở Nhật Bản do nước này phụ thuộc nhiều vào nguồn cung năng lượng từ Trung Đông.
Theo Reuters, Nhật Bản, nước mua dầu lớn thứ tư thế giới, nhập khẩu 95% dầu thô từ Trung Đông. Saudi Arabia và Các Tiểu vương quốc Arab thống nhất (UAE) là những nhà cung cấp dầu lớn nhất của Nhật Bản. Trong số 2,75 triệu thùng dầu mỗi ngày mà Nhật Bản nhập khẩu trong tháng 8 năm nay, có 1,14 triệu thùng từ Saudi Arabia và 1,12 triệu thùng từ UAE. Trong khi đó, Kuwait chiếm 200.000 thùng/ngày. Dù là nhà sản xuất dầu lớn nhất thế giới nhưng Mỹ chỉ là nhà cung cấp nhỏ cho Nhật Bản khi giao 42.000 thùng/ngày trong tháng 8.
Sự phụ thuộc của Nhật Bản vào nguồn cung năng lượng từ Trung Đông tăng lên đột biến sau khi Tokyo giảm mua dầu của Moscow do cuộc xung đột Nga-Ukraine. Trước khi xung đột nổ ra, Nhật Bản nhập khẩu khoảng 100.000 thùng/ngày từ Nga, tương đương 4% nhu cầu của nước này.
 |
Nhà máy điện hạt nhân Fukushima, Nhật Bản, ngày 3-2-2020. Ảnh minh họa: AFP/TTXVN |
Do phụ thuộc nặng nề vào nguồn cung năng lượng từ Trung Đông, Nhật Bản tỏ ra lo ngại khi xung đột Israel-Hamas nổ ra. Những diễn biến căng thẳng tại Trung Đông khiến Nhật Bản phải tìm cách giảm sự phụ thuộc vào các nhà cung cấp năng lượng ở khu vực này. Tuy nhiên, Nhật Bản có rất ít lựa chọn thay thế, đặc biệt là với mặt hàng dầu thô. Theo nhận định của Reuters, Nhật Bản có thể tìm kiếm thêm nguồn cung từ Mỹ hoặc xin phép các quốc gia thuộc Nhóm các nước công nghiệp phát triển hàng đầu thế giới (G7) mà Tokyo là thành viên để mua dầu thô của Nga trên mức giá trần 60 USD/thùng. Hồi tháng 12-2022, G7 đã nhất trí áp mức giá trần này đối với dầu thô của Nga vận chuyển bằng đường biển nhằm giảm nguồn thu của Moscow do cuộc xung đột ở Ukraine. Ngoài ra, Nhật Bản cũng có thể tìm cách mua dầu trên thị trường giao ngay, mặc dù nguồn cung sẵn có sẽ thắt chặt mạnh nếu các chuyến hàng từ Trung Đông bị gián đoạn.
Theo Bộ Kinh tế, Thương mại và Công nghiệp Nhật Bản (METI), trong trường hợp nguồn cung dầu bị gián đoạn trong thời gian ngắn, Nhật Bản có thể khai thác nguồn dự trữ khổng lồ của mình. Kho dự trữ dầu của nước này có tổng cộng 480 triệu thùng vào cuối tháng 8. Số nhiên liệu này có thể sử dụng trong 236 ngày.
ANH TÚ
*Mời bạn đọc vào chuyên mục Quốc tế xem các tin, bài liên quan.
Chiều 9-11, Ban Tổ chức Trung ương, Học viện Chính trị Quốc gia Hồ Chí Minh phối hợp với Cơ quan Hợp tác quốc tế Nhật Bản (JICA) tại Việt Nam tổ chức buổi gặp mặt cán bộ lãnh đạo, quản lý từng tham gia bồi dưỡng tại Nhật Bản. Các Ủy viên Bộ Chính trị: Thường trực Ban Bí thư, Trưởng Ban Tổ chức Trung ương Trương Thị Mai; Giám đốc Học viện Chính trị Quốc gia Hồ Chí Minh, Chủ tịch Hội đồng Lý luận Trung ương Nguyễn Xuân Thắng và Ủy viên Trung ương Đảng, Phó thủ tướng Chính phủ Trần Hồng Hà dự buổi gặp mặt.
Ngày 8-11, giờ địa phương, tại Bệnh viện dã chiến cấp 2 số 5 Việt Nam, địa bàn Bentiu (Nam Sudan) đã diễn ra hoạt động giao lưu, trao đổi kinh nghiệm giữa Lực lượng Gìn giữ hòa bình Liên hợp quốc của Việt Nam và Nhật Bản.
Thực hiện các tiêu chí của Mạng lưới Công viên địa chất (CVĐC) Toàn cầu về hợp tác giữa các CVĐC Toàn cầu thành viên, từ ngày 7 đến 9-11, đoàn công tác CVĐC Toàn cầu tiềm năng UNESCO Cao nguyên đá Miné - Akiyoshidai (Nhật Bản) do ông Takahiro Koda, Giám đốc CVĐC Miné làm trưởng đoàn đã có có chuyến tham quan CVĐC Toàn cầu Cao nguyên đá Đồng Văn và chia sẻ kinh nghiệm về xây dựng, phát triển CVĐC.