Theo Stuff, công ty Ecogas ở thành phố Auckland, New Zealand đã xây dựng mô hình thu gom rác hữu cơ từ các loại thực phẩm rồi đưa chúng qua một quy trình xử lý để có thể tạo ra phân bón và sản xuất năng lượng.
Cụ thể, từ tháng 4 vừa qua, chính quyền Auckland cung cấp thùng rác có dung tích 23 lít cho các hộ gia đình, nhà hàng, siêu thị nhằm thu gom riêng rác thải thực phẩm như túi trà, vỏ trái cây, rau, củ, bánh mì, sản phẩm từ sữa hay bã cà phê. Sau đó, rác thải được chuyển đến nhà máy của Ecogas ở khu vực ngoại ô của thành phố để phân loại một lần nữa trước khi công nhân điều khiển dây chuyền chuyển các thành phần hữu cơ vào khu vực xử lý.
 |
Nhà máy xử lý rác thải thực phẩm của công ty Ecogas ở thành phố Auckland, New Zealand. Ảnh: Stuff |
Nhà máy sẽ cho phân hủy các thành phần hữu cơ có trong rác thải và quá trình này sẽ tạo ra khí methane cùng CO2. Khí methane có thể được sử dụng như một dạng năng lượng để tạo ra điện hay để sưởi ấm, còn CO2 được sử dụng làm “phân bón khí quyển” cho nhà kính trồng cà chua ở ngay bên cạnh. Phần còn lại của rác thải có chứa nhiều chất dinh dưỡng sẽ được sử dụng làm phân bón.
Nhà máy của Ecogas đang được coi là một ví dụ điển hình cho nền kinh tế tuần hoàn carbon thấp tại New Zealand, nơi có thể xử lý 70.000 tấn rác thải từ thực phẩm mỗi năm, qua đó vừa hạn chế được lượng khí nhà kính thải ra từ các bãi rác, vừa tận dụng được nguồn dinh dưỡng còn lại trong thực phẩm. Stuff cho biết, rác thải là thực phẩm thường chiếm một nửa lượng rác thải của các hộ gia đình và thải ra khoảng 4% lượng khí nhà kính ở quốc đảo này. Ngoài Auckland, hiện Ecogas cũng đang làm việc với chính quyền thành phố Taranaki và Canterbury để thiết lập những nhà máy tương tự nhằm góp phần giảm bớt lượng rác thải từ thực phẩm ra môi trường.
KHÁNH NGÂN
Mời bạn đọc vào chuyên mục Quốc tế xem các tin, bài liên quan.
“Rất khó để cứu sống những con rùa đã ăn phải nhiều đồ nhựa vì chúng bị tắc ruột và suy kiệt”, Tân Hoa xã mới đây dẫn lời bà Dwi Suprapti, thành viên của IAM Flying Vet-một hiệp hội bảo vệ động vật biển của Indonesia.
Ngày 27-5, Hội nghị cấp cao về giải quyết ô nhiễm rác thải nhựa đã diễn ra tại trụ sở Tổ chức Giáo dục, Khoa học và Văn hóa Liên hợp quốc (UNESCO) ở thủ đô Paris.
Ngày 18-5, Chương trình đối tác hành động quốc gia về nhựa (NPAP) đã ra mắt “Nhóm kỹ thuật đổi mới sáng tạo và tài chính” (gọi tắt là Nhóm kỹ thuật) nhằm thúc đẩy đổi mới sáng tạo và xúc tác đầu tư đối với những giải pháp hiệu quả trong giảm thiểu rác thải nhựa và ô nhiễm nhựa tại Việt Nam.