Tháng 11-1967, Liên Xô chính thức hạ thủy tàu ngầm hạt nhân chiến lược đầu tiên thuộc Đồ án 667А Navaga (tên mã NATO: Yankee), số hiệu К-137 được đặt tên để vinh danh lãnh tụ Vladimir Lenin. Dù đây không phải là tàu ngầm hạt nhân đầu tiên Liên Xô, nhưng nó là tàu ngầm đầu tiên có khả năng mang tên lửa đạn đạo phóng từ tàu ngầm (SLBM) và là bước ngoặt quan trọng đánh dấu việc Liên Xô đã sở hữu lực lượng răn đe hoàn toàn mới – tàu ngầm nguyên tử mang tên lửa đạn đạo.

leftcenterrightdel
Tàu ngầm K-137 Leninec. Ảnh: warfare.ru. 

“Trước Đồ án 667А, Liên Xô đã có các tàu ngầm thuộc Đồ án 658 mang tên lửa đạn đạo, nhưng chiếc К-137 Leninec là tàu ngầm đầu tiên được trang bị SLBM với tầm bắn tới 10.000km”, chuyên gia quân sự Victor Litovkin đánh giá về sự kiện ngầm К-137 Leninec được hạ thủy.

Các tàu ngầm Đồ án 658 chỉ mang 3 tên lửa đạn đạo tầm trung với tầm bắn tới 600km, trong khi đó, tàu ngầm К-137 Leninec được trang bị tới 16 SLBM R-27 và các biến thể nâng cấp với tầm bắn tới hơn 3.000km.

Mỗi SLBM R-27 mang theo đầu đạn hạch tâm đơn nhất có sức công phá tới 1 Megatone (1 triệu tấn thuốc nổ TNT). Chính vì thế, sức tàn phá của mỗi tàu ngầm Đồ án 658 rất khủng khiếp. Sau này, biến thể nâng cấp SLBM R-27U được cải thiện tầm bắn và 3 đầu đạn đơn phân tách để mở rộng phạm vi tàn phá của mỗi tên lửa tấn công. Như vậy, rõ ràng khả năng răn đe của tàu ngầm lớp Đồ án 667A được cải thiện đáng kể so với dòng tàu ngầm trước đó của Hải quân Liên Xô về mọi mặt.

leftcenterrightdel
 Sự nguy hiểm của tàu ngầm hạt nhân mang tên lửa chiến lược là sự bất ngờ. Chúng có thể tung các đòn tấn công bất ngờ bằng SLBM với sức tàn phá khủng khiếp mà không thể ngăn chặn.

Với sự ra đời của lớp tàu ngầm Đồ án 667A, cụ thể là chiếc K-137 Leninec, Liên Xô đã cân bằng sức mạnh răn đe hạt nhân trên tàu ngầm với Mỹ và phương Tây. Giới chuyên gia quân sự thế giới đánh giá, về nhiều mặt, tàu ngầm hạt nhân Liên Xô mang nhiều công nghệ tiên tiến hơn so với đối thủ là tàu ngầm hạt nhân lớp Polaris của Mỹ

“Một điểm đáng chú ý trên tàu ngầm К-137 là hệ thống quản lý thông tin tự động hóa bằng máy tính. Hệ thống tính toán phần tử bắn cho các SLBM được thực hiện hoàn toàn tự động”, chuyên gia V. Litovkin cho biết.

Kết cấu khung thân vững chắc cho phép lớp tàu ngầm K-137 có khả năng lặn xuống độ sâu gấp rưỡi so với các dòng tàu ngầm trước đó và được coi là kỷ lục so với các dòng tàu ngầm trên thế giới thời điểm đó (khoảng 400m).

Chuyên gia V. Litovkin đánh giá, nhờ thiết kế dạng thân đôi, không gian trong tàu ngầm К-137 được mở rộng đáng kể và cải thiện không gian sống dành cho thủy thủ đoàn: “Tàu ngầm K-137 có đường đi lại rộng rãi và không gian rộng hơn. Binh sĩ và sĩ quan trên tàu thậm chí có cả không gian để tập thể dục. Điều này rất qua trọng khi thời gian hoạt động liên tục của tàu ngầm hạt nhân thường là tới 6 tháng dưới biển. Không gian chật hẹp sẽ tạo ra sự sức ép về sức khỏe tâm thần rất ghê gớm cho thủy thủ đoàn”.

leftcenterrightdel
 
leftcenterrightdel
 Tàu ngầm K-137 chính là khởi đầu của lực lượng tàu ngầm hạt nhân hùng hậu của Liên Xô và Nga.

Trong chiến tranh Lạnh, việc xây dựng lực lượng răn đe hạt nhân, trong đó có tàu ngầm hạt nhân là ưu tiên hàng đầu của Liên Xô. Ngành đóng tàu của Liên Xô đã nhận được rất nhiều đơn hàng đóng tàu ngầm hạt nhân chiến lược. Tổng cộng đã có 34 tàu ngầm thuộc Đồ án 667А được đóng mới. Chúng được trang bị cho Hạm đội Biển Bắc và Thái Bình Dương và đảm bảo sức mạnh răn đe hạt nhân của Liên Xô đối với Mỹ và phương Tây.

“Điều quan trọng nhất đó là tàu ngầm K-137 đã khởi đầu cho chương trình xây dựng hạm đội tàu ngầm hạt nhân chiến lược hùng hậu của Liên Xô. Không có nó, thế giới hiện nay sẽ không bao giờ biết tới các tàu ngầm hiện đại lớp Yasen hay Borey”, chuyên gia V. Litovkin nói.

TUẤN SƠN (tổng hợp)