Hai người trong một buồng lái
Trong năm đầu tiên của Chiến tranh Vệ quốc Vĩ đại, máy bay cường kích một chỗ ngồi Il-2 của Liên Xô rất dễ bị tổn thương trước máy bay chiến đấu. Đến cuối năm 1942, phương án Il-2 hai chỗ ngồi được chế tạo để giải quyết một phần nào những tổn thất đang không ngừng gia tăng trong trung đoàn cường kích của Không quân Liên Xô. Vùng không gian bán cầu phía sau được bảo vệ bởi một xạ thủ được trang bị súng máy UBT. Không quân Đức Quốc xã Luftwaffe bắt đầu cảm thấy khó khăn hơn khi ngắm bắn các cường kích của Liên Xô.
Vào thời điểm đó, có một vài kíp lái điều khiển các máy bay ném bom, máy bay trinh sát, máy bay vận tải và máy bay huấn luyện với ghế lái phụ dành cho giáo viên hướng dẫn để điều chỉnh các sai sót của phi công trong khi bay. Ngoại trừ một số trường hợp hiếm hoi đó, các máy bay chiến đấu Liên Xô thời Chiến tranh Vệ quốc Vĩ đại thường là loại máy bay một chỗ ngồi. Tuy nhiên, tình trạng này đã thay đổi kể từ khi thời đại của máy bay phản lực bắt đầu và máy bay lai (máy bay tiêm kích - ném bom đa nhiệm) xuất hiện.
 |
Máy bay tiêm kích- ném bom hai chỗ ngồi Su-17. Nguồn: RIA |
Phi công quân sự công quân Nga Vladimir Popov chia sẻ với RIA Novosti: “ Tôi thường bay trên máy bay tiêm kích- ném bom hai chỗ ngồi Su-17 và máy bay ném bom tiền tuyến Su-24. Trước đây, hệ thống máy tính trong buồng lái máy bay không mạnh mẽ và nhỏ gọn như hiện nay. Ngành công nghiệp hàng không đã tách tổ hợp dẫn đường- ngắm và tổ hợp dẫn đường - lái để hai người có thể điều khiển chúng trong chuyến bay. Một phi công sẽ cảm thấy vô cùng khó khăn vì phải theo dõi tất cả mọi thứ khi điều khiển máy bay chiến đấu hiện đại. Ngược lại, nếu có hai người trong buồng lái, các khả năng của cỗ máy chiến đấu sẽ có thể được triển khai một cách tối đa. Vì thế, trong kíp lái máy bay chiến đấu đã xuất hiện thành viên thứ hai - hoa tiêu hoặc nhà vận hành máy bay kiêm hoa tiêu.”
Tầm quan trọng của nhân vật thứ hai
Máy bay hai chỗ ngồi được sử dụng nhiều hơn so với máy bay một chỗ ngồi trong điều kiện áp dụng chiến đấu và thực hiện nhiệm vụ dẫn đường. Tiêm kích một chỗ ngồi Su-35S, mặc dù có khả năng tấn công các mục tiêu mặt đất, nhưng dù sao đi nữa loại máy bay này vẫn được tạo ra dành cho các cuộc không chiến. Với kích thước và trọng lượng cất cánh tương tự tiêm kích hai chỗ ngồi Su-30SM, tiêm kích chiến đấu siêu cơ động đa nhiệm một chỗ ngồi Su-35S có động cơ nặng hơn và mạnh hơn AL-41F1S cùng với vector lực đẩy điều khiển được. Vì vậy, Su-35S mạnh hơn Su-30SM về sức kéo và tính cơ động. Tuy nhiên, việc thiếu các thiết bị cho lái phụ (cụm thiết bị, ghế đẩy, hệ thống hỗ trợ đời sống) cũng tác động đến các đặc tính bay của Su-35S. Về phần mình, vì có thêm trang thiết bị được điều khiển bởi phi công phụ, tiêm kích hai chỗ ngồi Su-30SM có thể phối hợp hành động với nhóm máy bay, thực hiện nhiệm vụ trinh sát, chiến tranh điện tử, chỉ điểm mục tiêu, tấn công các mục tiêu trên mặt đất…
 |
Kíp lái Nga-Ấn Độ trên tiêm kích Su-30 SM trong bài tập trận chung. Nguồn: RIA |
Phi công Vladimir Popov cho biết: " Trong thời gian bay chiến đấu, máy bay liên tục thay đổi về tốc độ, độ cao trong điều kiện tầm nhìn kém…Dù đối phương có thể bắn máy bay từ dưới mặt đất, từ trên không, gây nhiễu hệ thống điều khiển của máy bay, nhưng phi công vẫn cần phải phá vỡ hệ thống phòng không ở tuyến phòng ngự của đối phương và tấn công mục tiêu. Dĩ nhiên, tất cả sự chú ý trong thời điểm này đều tập trung vào công tác lái máy bay. Nhà vận hành máy bay kiêm hoa tiêu luôn bình tĩnh tìm kiếm và theo dõi mục tiêu, có thể phóng tên lửa hoặc ném bom.”
Ông Vladimir Popov cũng nói thêm: “ Các chuyến bay theo nhóm phức tạp hơn vì cần phải theo dõi để không chiếc máy bay nào trong nhóm bị lạc khỏi đội hình bay. Thậm chí, ngay cả trong điều kiện có tầm nhìn tốt thì việc bám theo máy bay dẫn đầu nhóm ở khoảng cách tối thiểu cũng không phải là vấn đề đơn giản. Trong trường hợp này, sự có mặt của phi công phụ trên máy bay có ý nghĩa vô cùng quan trọng. Người phi công ngồi ghế lái phụ sẽ nhìn vào radar, xem mục tiêu là gì và ở vị trí nào, xem xét xem đó là đối thủ hay là một mối đe dọa, theo sát các máy bay đang di chuyển bên cạnh theo đội hình chiến đấu.”
Phối hợp hành động
Điều quan trọng của máy bay chiến đấu hai chỗ ngồi không phải là vũ khí mang theo và thiết bị trong buồng lái, mà là sự phối hợp chặt chẽ của kíp lái. Phi công lái chính và nhà vận hành máy bay kiêm hoa tiêu nên hiểu nhau. Một chỉ huy có kinh nghiệm trong thời bình luôn luôn "xáo trộn" các phi hành đoàn, đưa các sĩ quan trước đây không làm việc cùng nhau lên một máy bay và quan sát xem sự kết hợp nào là hiệu quả nhất. Và chắc chắn, ông cũng quan tâm đến ý kiến của chính các phi công.
Phi công xuất sắc của Nga Vladimir Popov nhấn mạnh, hầu hết các máy bay chiến đấu hiện đại đều có "phi công ảo" - một hệ thống máy tính điện tử điều khiển hoạt động của các hệ thống khác nhau và đảm bảo an toàn cho chuyến bay. Tuy nhiên, Không quân vẫn không cắt giảm phi công vì người vận hành máy bay phía sau anh ta là một người có phản ứng tốt và được huấn luyện đặc biệt.
Theo các chuyên gia quân sự, không phải ngẫu nhiên mà Bộ Quốc phòng Nga chọn tiêm kích-đánh chặn MiG-31 làm máy bay mang theo tên lửa siêu âm mới Kinzhal. Thứ nhất, MiG-31 có thể bay trong một thời gian dài trong chế độ siêu âm. Thứ hai, MiG-31 có thể phóng tên lửa ở tầm xa. Và thứ ba, đó là một chiếc máy bay hai chỗ ngồi. Các phi công dễ dàng phân chia nhiệm vụ khi điều khiển những vũ khí tinh vi như vậy. Các máy bay MiG-31 thường hoạt động ở phạm vi rộng lớn. Khi đó, hoa tiêu có thể sửa những lỗi nhỏ cho phi công trong việc định hướng và thậm chí điều khiển máy bay, giúp anh ta có thời gian nghỉ ngơi./.
THÙY LINH ( Theo RIA)