Tên lửa hành trình đối hạm nội địa SSM-700K Haeseong (NATO định danh là C-Star) sẽ được Hải quân Hàn Quốc cải thiện tính năng kỹ chiến thuật, từ đó nâng cao tuổi thọ phục vụ trong lực lượng này.
Cơ quan phụ trách mua sắm trang bị (DAPA) thuộc Bộ Quốc phòng Hàn Quốc đã công bố kế hoạch nghiên cứu về khả năng nâng cấp dòng tên lửa này cho tới tháng 4-2021.
 |
Một mô hình của tên lửa SSM-700K Haeseong. Ảnh: The Korea Herald. |
Mặc dù chi tiết về dự án chưa được tiết lộ nhưng các nguồn thạo tin cho rằng Hải quân Hàn Quốc muốn tăng tầm bắn từ 150km hiện tại lên hơn 200km, đồng thời tăng khả năng chống nhiễu và dẫn đường vệ tinh của tên lửa.
Như vậy, nếu được nâng cấp, tên lửa SSM-700K Haeseong sẽ sở hữu hiệu suất sánh ngang tên lửa đối hạm RGM-84L Harpoon Block II do hãng Boeing của Mỹ sản xuất, nhưng sản phẩm của Hàn Quốc có tầm bắn xa hơn (RGM-84L Harpoon Block II chỉ là 124km).
Được Cơ quan Phát triển Quốc phòng của Hàn Quốc (ADD) phát triển từ năm 1996 và chính thức đưa vào biên chế Hải quân Hàn Quốc từ năm 2005, tên lửa SSM-700K Haeseong đóng vai trò thay thế các tên lửa đối hạm Exocet của Pháp và Harpoon của Mỹ.
 |
Một vụ phóng tên lửa SSM-700K Haeseong. Ảnh: ROKN. |
Về thông số kỹ thuật, tên lửa SSM-700K Haeseong có trọng lượng 718kg, dài 5,46m, đường kính 0,34m, tầm bắn tối đa 150km, vận tốc hành trình 1.013km/h. Nó tích hợp đầu dò radar mảng pha quét chủ động cùng hệ thống dẫn đường quán tính và GPS.
Hiện tại, dòng tên lửa này đang được trang bị cho các tàu khu trục lớp Sejong Đại đế (KDX-3), Incheon (FFX-I), Daegu (FFX-II) và tàu tuần tra nhanh lớp Gumdoksuri (PKG-A) của Hải quân Hàn Quốc.
PHẠM HUY (theo Jane’s)
QĐND Online - Theo các nguồn tin ngoại giao tại Hàn Quốc, không quân nước này đã chính thức trang bị tổ hợp máy bay không người lái (UAV) trinh sát tầm cao RQ-4 Global Hawk Block 30.
QĐND Online – Bộ Ngoại giao Mỹ vừa thông qua chương trình hỗ trợ dịch vụ dự kiến trị giá tới 675 triệu USD cho phi đội tiêm kích tàng hình F-35A của Không quân Hàn Quốc.
QĐND Online – Hãng thông tấn của Hàn Quốc Yonhap đưa tin, tổ hợp phòng thủ có trang bị rocket dẫn đường của nước này có tên gọi Bigung đã vượt qua chương trình kiểm tra, đánh giá của Lầu Năm góc, theo đó mở đường cho thỏa thuận xuất khẩu loại vũ khí này cho quân đội Mỹ.