Cụ thể, mục tiêu giả lập là một tên lửa đạn đạo tầm trung được phóng từ đảo Kauai. Khu trục hạm USS John Paul Jones sau đó phát hiện và giám sát mục tiêu bằng tổ hợp điều phối hỏa lực Aegis và ra-đa AN/SPY-1.

“Sau khi đã khóa mục tiêu, chiến hạm Mỹ đã phóng đạn tên lửa SM-3 Block IIA sửa đổi, nhưng đáng tiếc tên lửa đánh chặn đã không đánh trúng mục tiêu”, MDA công bố thông tin.

Ngay sau vụ phóng, MDA đã ghi nhận các thông tin để phân tích và tìm nguyên nhân dẫn tới vụ phóng thử thất bại. Vụ phóng thử trước đó của đạn tên lửa SM-3 Block IIA diễn ra hồi tháng 2-2017 được ghi nhận là thành công.

leftcenterrightdel
 
leftcenterrightdel
Tên lửa đánh chặn SM-3 Block IIA / Getty 

Giới chức quân sự Mỹ và Nhật Bản đánh giá, với thế hệ đạn tên lửa đánh chặn SM-3, khả năng phòng thủ tên lửa của hai nước sẽ được nâng lên đáng kể và đáp ứng lại các mối đe dọa đối với hai nước trong tương lai. Tuy nhiên, hiện vẫn chưa thời điểm Mỹ và Nhật Bản dự kiến đưa đạn tên lửa  SM-3 Block IIA đưa vào trang bị.

Các thông tin liên quan tới SM-3 hiện vẫn được giữ bí mật. Tuy nhiên, theo nhiều nguồn tin SM-3 có nhiều cải tiến so với phiên bản SM-3 ở khả năng ngăn chặn các mục tiêu bay ở độ cao rất thấp và cận mặt biển như các dòng tên lửa hành trình diệt hạm siêu âm. Mặt khác, dòng đạn tên lửa đánh chặn hai tầng đẩy này sử dụng nguyên tắc tiêu diệt mục tiêu bằng xuyên phá động năng (kinetic) rất phù hợp để tiêu diệt các mục tiêu trên tầng cao nhất của bầu khí quyển Trái Đất.

Đạn tên lửa đánh chặn mới hoàn toàn tích hợp với tổ hợp điều phối hỏa lực Aegis lắp đặt trên các khu trục hạm lớp Arleigh Burke và tuần dương hạm lớp Ticonderoga.

TUẤN SƠN (theo Defense News)