HMAS Canberra (L02) là tàu đổ bộ mang trực thăng lớp Canberra của Hải quân Hoàng gia Australia, được chính thức đưa vào hoạt động từ 28-11-2014.
Chế tạo bởi BAE Systems Australia và Navanyia, HMAS Canberra là tàu lớn nhất từng được đóng cho Hải quân Hoàng gia Australia. Thiết kế của HMAS Canberra dựa trên tàu đổ bộ Juan Carlos I của Hải quân Tây Ban Nha, nhưng đã có những sửa đổi phù hợp để đáp ứng yêu cầu từ phía Australia. Tàu đổ bộ có chiều dài 230,82m, rộng 32m, lượng giãn nước tối đa 27.500 tấn. Sử dụng động cơ đẩy diesel kết hợp tuabin khí tạo ra tổng công suất lên tới 19.160kW, HMAS Canberra có thể đạt vận tốc lên tới 37km/giờ.
 |
HMAS Canberra (L02) là tàu đổ bộ trực thăng lớp Canberra của Hải quân Hoàng gia Australia, được chính thức đưa vào hoạt động từ 28-11-2014. Ảnh: Sea Power
|
HMAS Canberra có thể thực hiện nhiều nhiệm vụ khác nhau như vận chuyển hàng hóa, cứu trợ nhân đạo và đổ bộ với hơn 1.000 binh sĩ trang bị đầy đủ vũ khí, đạn dược bằng xuồng đổ bộ và trực thăng. Tàu cũng có thể vận chuyển xe bọc thép. Trên tàu có 4 boong chính, riêng boong đáp trực thăng được cơ cấu với 6 điểm đỗ cho máy bay trực thăng đa dụng như MRH-90 hoặc Blackhawk cất và hạ cánh đồng thời.
HMAS Canberra được trang bị hệ thống chỉ huy và kiểm soát (C2), hệ thống quản lý chiến đấu tiên tiến, nhiều loại radar hiện đại như radar tìm kiếm trên không, radar điều khiển trực thăng, radar mặt nước và radar cảnh giới... Bên cạnh đó, tàu còn được trang bị hệ thống nhận diện bạn - thù (IFF) và được tích hợp thiết bị hỗ trợ tác chiến điện tử và chế áp điện tử.
Tính ưu việt của soái hạm HMAS Canberra còn được thể hiện ở hệ thống phòng thủ tiên tiến. Cũng giống như nhiều tàu đổ bộ trực thăng khác, HMAS Canberra được trang bị hệ thống phòng thủ ngư lôi Nixie, 4 súng máy tự động 20mm, 6 súng máy phòng không 12,7mm và hệ thống mồi bẫy chủ động Nulka.
|
Tàu đổ bộ trực thăng HMAS Canberra. |
THANH TÙNG (theo Royal Australian Navy)
* Mời bạn đọc vào chuyên mục Quân sự thế giới để tiếp tục cập nhật, xem các tin, bài về vũ khí, trang bị, khí tài và hoạt động tác chiến của các nước trên thế giới.
Vài ngày qua, giới chuyên gia quân sự quốc tế rất quan tâm tới hoạt động của phi đội hải quân Nga, trong đó có tàu ngầm hạt nhân tấn công Kazan thuộc Đồ án 885M Yasen-M xuất hiện ngoài khơi gần bờ biển nước Mỹ ở biển Caribe.
Mới đây, nhà thầu quốc phòng Mỹ Lockheed Martin và công ty CoAspire đã cho ra mắt tên lửa siêu vượt âm mới có tên gọi Mako tại triển lãm hàng hải Sea Air Space 2024 diễn ra ở Washington, Mỹ.
Hiện tại, Nga đang phát triển thế hệ kế nhiệm của máy bay Mig-31 với tên gọi PAK DP hay Mig-41. Nó được kỳ vọng sẽ đáp ứng yêu cầu về dòng máy bay tiêm kích đánh chặn mới đối trọng với các dòng máy bay chiến đấu thế hệ thứ 5 và 6 trong tương lai.