Sáng 10-7 (theo giờ Việt Nam), Cơ quan Vũ trụ châu Âu (ESA) đã lần đầu tiên phóng thành công tên lửa Ariane 6, mang theo hy vọng của lục địa này về việc giành lại quyền tiếp cận không gian độc lập.
Vụ phóng tên lửa mạnh nhất của ESA đã diễn ra suôn sẻ trong điều kiện thời tiết đẹp vào lúc 19 giờ ngày 9-7 (giờ GMT, tức 2 giờ ngày 10-7, theo giờ Việt Nam) từ sân bay vũ trụ của châu Âu ở khu vực Kourou, Guyane thuộc Pháp. Giám đốc ESA Josef Aschbacher tuyên bố: "Đây là một ngày lịch sử đối với châu Âu".
 |
Tên lửa Ariane 6. (Ảnh: AFP/TTXVN)
|
Tên lửa được sử dụng để đưa vệ tinh lên quỹ đạo này ban đầu được lên kế hoạch phóng vào năm 2020, nhưng đại dịch Covid-19 và nhiều vấn đề kỹ thuật khiến kế hoạch không triển khai được. Trong khi đó, phiên bản trước là Ariane 5 đã "nghỉ hưu", khiến Liên minh châu Âu (EU) không có phương tiện độc lập để tự đưa các vệ tinh vào không gian. Cuối tháng 11 năm ngoái, ESA thông báo kế hoạch phóng tên lửa Ariane 6 lần đầu tiên sẽ diễn ra từ ngày 15-6 đến 31-7-2024.
Ariane 6 được thiết kế để theo kịp sự cạnh tranh ngày càng tăng trên thị trường tên lửa vũ trụ, bao gồm cả SpaceX của tỷ phú Mỹ Elon Musk. Phiên bản Ariane 5 được phóng lần cuối cùng vào tháng 7-2023, tức là 27 năm sau lần phóng đầu tiên.
TTXVN
*Mời bạn đọc vào chuyên mục Quốc tế xem các tin, bài liên quan.
Theo giới chức Mỹ tiết lộ chi phí cho một chương trình của Không quân Mỹ nhằm thay thế các tên lửa hạt nhân lỗi thời đã tăng từ mức 95,8 tỷ USD lên khoảng 160 tỷ USD, điều này dẫn tới nguy cơ Mỹ buộc phải cắt giảm kinh phí cho các kế hoạch hiện đại hóa quan trọng khác.
Phòng Công nghệ tên lửa (Viện Công nghệ, Tổng cục Công nghiệp Quốc phòng) mới thành lập được hơn 10 năm, nhưng trong phòng giao ban đã trưng bày hàng chục giấy khen, bằng khen, bằng chứng nhận Đơn vị Quyết thắng, cùng nhiều hình ảnh cán bộ, kỹ sư nghiên cứu khoa học, thực hiện các đề tài, dự án lớn.