(tiếp theo và hết)

Thực tiễn các cuộc chiến tranh cục bộ gần đây cho thấy, trong TCLH, các bên tham chiến đều tập trung các lực lượng tinh nhuệ, VKTB công nghệ cao để tiến hành hàng loạt phương thức và hành động tác chiến như không tập và chống không tập, phong tỏa và chống phong tỏa, đột kích và chống đột kích, cơ động và chống cơ động, gây nhiễu và chống gây nhiễu... nhằm làm cho đối phương không kịp trở tay, nhanh chóng đạt được mục đích của chiến dịch.

leftcenterrightdel
 Tên lửa hành trình siêu thanh 3M22 Zircon của Nga tốc độ khoảng Mach 5.0, dự kiến sản xuất vào năm 2018 sẽ được bố trí trên các chiến hạm nhằm nâng cao khả năng tác chiến. Nguồn: nationalinterest.org.
Biện pháp đối kháng ác liệt cường độ cao, biến đổi nhanh này sẽ tiêu hao một số lượng lớn vật tư, VKTB, thậm chí cả con người. Nếu như không làm tốt công tác chuẩn bị, bảo đảm HC-KT trước khi chiến dịch nổ ra, thì trong quá trình tác chiến không thể thực hiện bảo đảm HC-KT cho chiến đấu liên tục được và sẽ không thể bảo đảm cho chiến dịch được tiến hành thuận lợi.

Trong chiến tranh Cô-xô-vô, ngay trong ngày đầu tiên, Quân đội Mỹ đã phóng hơn 100 quả tên lửa hành trình, làm rỗng kho dự trừ vũ khí của không quân; do đó, Quân đội Mỹ không thể không sử dụng các loại máy bay vận tải cỡ lớn để vận chuyển hàng trăm tấn vật tư đạn dược từ đất Mỹ đến Ban-căng.

Trong chiến tranh vùng Vịnh, mồi tháng trung bình Quân đội Mỹ sử dụng trên 357.000 tấn đạn dược các loại, gấp 40 lần so với chiến tranh Triều Tiên và 4,6 lần so với chiến tranh xâm lược Việt Nam. Lượng vận chuyển vật tư, VKTB của Quân đội Mỹ chi tính riêng trong tháng đầu tiên của chiến tranh vùng Vịnh vượt quá lượng vận chuyển trong cả năm đầu tiên của chiến tranh Triều Tiên.

Do mức độ tiêu hao, hỏng hóc vật tư, VKTB trong chiến tranh rất lớn, nên cho dù Quân đội Mỹ có khả năng vận chuyển tầm xa ưu việt và cơ cấu động viên có hiệu quả, cũng không thể không áp dụng các biện pháp tập trung mọi nguồn lực, điều chỉnh lực lượng bảo đảm HC- KT để đáp ứng các yêu cầu và duy trì khả năng tác chiến lâu dài.

Trong TCLH tương lai, cần nâng cao khả năng bảo đảm HC-KT liên tục không bị gián đoạn. Một mặt, cần tăng cường lượng dự trữ vật tư, VKTB cần thiết cho chiến tranh ngay từ thời bình, nhằm giảm thiểu gánh nặng vận chuyển, bảo dưỡng và sửa chữa khi có chiến tranh xảy ra. Hiện nay, khả năng bảo đảm HC-KT của Quân đội Trung Quốc còn hạn chế, nên họ đang thiết lập và tăng cường lượng vật tư, VKTB dự trữ ngay tại các khu vực có thể xảy ra chiến tranh trong tương lai. Đây là biện pháp có hiệu quả nhằm dự trữ và nâng cao khả năng duy trì công tác bảo đảm HC-KT, là nguyên tắc dự trữ lượng vật tư, VKTB thích hợp ngay từ thời bình để tăng cường tiềm lực cho chiến tranh. Cho nên, cần áp dụng các biện pháp bố trí cơ động, bố trí tại nhiều điểm nhằm đảm bảo và duy trì có hiệu quả khả năng bảo bảo đảm HC-KT thời chiến liên tục không bị gián đoạn.

Trong tác chiến chống không tập, sở dĩ lực lượng phòng không Nam Tư có thể duy trì tác chiến trong 78 ngày gay go và ác liệt là do Nam Tư đã làm tốt công tác dự trữ chiến tranh ngay từ thời bình như dự trữ đầy đủ vật tư, VKTB, tên lửa, pháo phòng không, đạn dược, xăng dầu... đồng thời tiến hành bảo đảm có hiệu quả, liên tục, không bị gián đoạn trong toàn bộ quá trình tác chiến chống không tập.

Mặt khác, cần phát huy mọi khả năng bảo đảm HC-KT quân-dân kết hợp đồng thời, xây dựng các căn cứ bảo đảm hậu cần sâu rộng trong quần chúng nhân dân. Trong TCLH tương lai cần xây dựng quan niệm về bảo đảm HC-KT theo hướng quân-dân cùng bảo đảm, quân dân kết hợp, từng bước hoàn thiện cơ cấu động viên bảo đảm HC-KT, xây dựng và hoàn thiện pháp lệnh về động viên bảo đảm HC-KT, đồng thời thể chế hóa thành pháp lệnh về động viên bảo đảm HC-KT, thể chế hóa thành pháp lệnh một số lĩnh vực bảo đảm HC-KT như pháp lệnh gọi công dân dự bị, pháp lệnh về dự trữ vật tư, VKTB phục vụ cho chiến tranh, nhằm nhanh chóng chuyển hóa tiềm lực bảo đảm HC-KT thành khả năng bảo đảm HC-KT khi chiến tranh xảy ra.

Trong tác chiến chống không tập, cùng với việc nâng cao khả năng động viên, duy trì mức độ bảo đảm HC-KT liên tục, không bị gián đoạn, Nam Tư còn áp dụng một số biện pháp bảo đảm HC-KT có hiệu quả, ví dụ lấy chủ nghĩa yêu nước để tuyên truyền củng cố niềm tin và động viên quần chúng nhân dân chi viện cho chiến tranh, tiến hành động viên rộng rãi, nâng cao khả năng động viên bảo đảm HC-KT, tăng cường giáo dục quốc phòng, ý thức quốc phòng cho quần chúng nhân dân ngay từ thời bình, giải quyết triệt để vấn đề bảo đảm HC-KT. Ngoài ra, còn phải tăng cường xây dựng lực lượng dự bị bảo đảm HC-KT đồng then chốt; làm tốt công tác chuẩn bị bảo đảm HC-KT nhằm chuyển hóa từ tiềm lực bảo đảm thành thực lực bảo đảm. Đây là bài học kinh nghiệm có giá trị đặc biệt quan trọng về duy trì và nâng cao khả năng bảo đảm HC-KT lau dài trong TCLH.

Việc sử dụng rộng rãi VKTB công nghệ cao trên chiến trường đã đẩy nhanh tiến trình chiến dịch, đồng thời nâng cao khả năng tấn công, khả năng phản ứng nhanh và khả năng cơ động lập thể của các lực lượng tham gia tác chiến trên chiến trường, các hành động chiến dịch cũng được phát triển theo xu hướng tác chiến liên tục, tốc độ cao, toàn phổ. Cho nên, lực lượng bảo đảm bảo đảm HC-KT cũng cần phải áp dụng các biện pháp cơ động cùng với lực lượng tác chiến cơ động mới có thể vừa cơ động vừa bảo đảm đáp ứng các yêu cầu của hành động tác chiến. Để bảo đảm cho các lực lượng tác chiến cơ động nhanh cần thực hiện một số vấn đề.

Một là, xây dựng lực lượng bảo đảm HC- KT cơ động chiến lược phản ứng nhanh. Tác chiến liên hợp tương lai sẽ diễn ra bất ngờ, mang tính chiến lược, hướng tác chiến không cố định, một chiến dịch lớn sẽ bao gồm hàng loạt các chiến dịch nhỏ, nên nếu chỉ dựa vào lực lượng bảo đảm và khả năng bảo đảm cơ động chiến dịch có hạn, thì không thể đáp ứng được yêu cầu của chiến dịch. Do đó, lực lượng bảo đảm HC-KT cơ động, phản ứng nhanh cần phải do cơ quan chỉ huy chiến dịch cao nhất trực tiếp chỉ huy để có thể kịp thời chi viện ứng cứu nhanh theo bất kì một hướng tác chiến nào, đồng thời cũng để bảo đảm thuận tiện cho việc liên kết với các lực lượng bảo đảm HC-KT cơ động, phản ứng nhanh của chiến dịch. Khi cần thiết, có thể sử dụng lực lượng bảo đảm HC-KT chiến dịch để thực hiện nhiệm vụ của lực lượng bảo đảm HC-KT cơ động cấp chiến dịch.

Hai là, Tăng cường xây dựng lực lượng bảo đảm HC-KT cơ động, phản ứng nhanh cấp chiến dịch, cần xây dựng một lực lượng bảo đảm HC-KT cơ động phản ứng nhanh đáp ứng yêu cầu tác chiến cơ động nhanh của các lực lượng tham gia chiến dịch, là một yêu cầu cấp thiết trong tác chiến liên hợp tương lai. Chỉ có thực hiện tốt hai “ thực tế” (biên chế thực tế, lực lượng thực tế), mới có thể bảo đảm quản lý tốt, huấn luyện tốt và bảo đảm HC-KT có hiệu quả cao.

Ba là, khẩn trương nghiên cứu phát triển các phương tiện, trang thiết bị bảo đảm HC-KT có khả năng cơ động nhanh, về tổng thể lực lượng bảo đảm HC-KT, cần tập trung nâng cao khả năng tác chiến, khả năng thích ứng, khả năng cơ động và tính đa năng của trang thiết bị. Ví dụ, cần phát triển các phương tiện mang, vận chuyển có tải trọng lớn, cơ động nhanh, phát triển các xe vận chuyển chuyên dụng, xe cứu kéo và sửa chữa theo kiểu bánh xích, bảo đảm vật tư tập trung theo thùng, kiện, từng bước hình thành các “kho dự trữ trên xe”, “bệnh viện trên xe”, “nhà ăn trên xe’.

ĐỨC TÂM (tổng hợp)

Tài liệu tham khảo: Thông tin khoa học kỹ thuật quân sự