Trong khoảng thời gian từ tháng 2-2023 đến tháng 8-2023, tin tưởng Sơn có thể xin cho các con của mình xuất ngũ về sớm, các bị hại đã chuyển tổng số tiền 300 triệu đồng cho Sơn để nhờ.
Trước đó, Công an huyện Văn Giang tiếp nhận hồ sơ Công an xã Xuân Quan chuyển đến cùng với các đơn trình báo của anh Nguyễn Văn H. (SN 1976, trú tại thị trấn Văn Giang, huyện Văn Giang); chị Nguyễn Thị H. ( SN 1983), chị Nguyễn Thị N. (SN 1977) đều trú tại xã Thắng Lợi, huyện Văn Giang; Đàm Thị Q. (SN 1981, trú tại xã Xuân Quan, huyện Văn Giang), về việc: Lợi dụng quen biết và lòng tin của mọi người, Sơn nói dối rằng mình có quen biết với nhiều đồng chí lãnh đạo, có khả năng xin cho các trường hợp đang tham gia nghĩa vụ quân sự xuất ngũ sớm.
    |
 |
Đối tượng Bùi Trung Sơn tại cơ quan công an bị khởi tố về tội lừa đảo, chiếm đoạt tài sản.
|
Trong khoảng thời gian từ tháng 2-2023 đến tháng 8-2023, các bị hại trên đã chuyển Sơn tổng số tiền 300 triệu đồng đồng để nhờ Sơn xin cho các con của mình xuất ngũ về sớm.
Sơn hứa hẹn rằng, các cháu chỉ cần tham gia khóa huấn luyện chiến sĩ mới (3 tháng) là sẽ được về. Tuy nhiên sau khi nhận tiền của những người này Sơn đã không xin cho trường hợp nào mà đã dùng toàn bộ số tiền trên để tiêu xài cá nhân. Đến khi bị đòi lại tiền, Sơn liền quanh co, không chịu trả lại số tiền đã nhận của các bị hại.
Cơ quan cảnh sát điều tra Công an huyện Văn Giang đã tiến hành xác minh, điều tra để làm rõ hành vi phạm tội của đối tượng. Tại cơ quan điều tra, Sơn đã thừa nhận hành vi lừa đảo chiếm đoạt tài sản của các bị hại, đồng thời khai nhận đã nói dối các bị hại về việc có thể xin xuất ngũ cho các trường hợp đang tham gia nghĩa vụ quân sự.
Hiện Công an huyện Văn Giang đang tiếp tục điều tra, xác minh vụ án theo quy định của pháp luật.
Theo Vov.vn
*Mời bạn đọc vào chuyên mục Pháp luật xem các tin, bài liên quan.
Thời gian gần đây trên địa bàn tỉnh Đồng Nai, hành vi giả danh, mạo danh, lợi dụng danh nghĩa cán bộ Quân đội để lừa đảo diễn ra ngày càng nhiều, với nhiều thủ đoạn, tính chất mức độ khác nhau. Đặc biệt, nhiều đối tượng giả danh cán bộ Quân đội sử dụng các hình thức phổ biến: Gọi điện thoại, nhắn tin qua mạng xã hội, lừa đặt hàng chiếm đoạt tài sản.
Ngày 11-8, ông Nguyễn Quang Hùng, Phó giám đốc Công ty Điện lực Kon Tum cho biết, Công ty đã ghi nhận một số nội dung lừa đảo tiền điện qua điện thoại bằng các "chính sách" hoàn tiền. Qua đó, cảnh báo người dân, doanh nghiệp cần cảnh giác trước các hành vi lừa đảo trên.
Lừa đảo trực tuyến tại nước ta đang diễn biến phức tạp trên môi trường số. Các giải pháp kỹ thuật để ngăn chặn, cảnh báo đối phó thế nào với nạn lừa đảo trực tuyến đang là câu hỏi và là sự thách thức với các cơ quan chức năng hiện nay.