Sáng 28-11, tại TP Hồ Chí Minh, Trung ương Đoàn phối hợp với Bộ Tài nguyên và Môi trường, Công ty TNHH Nước Giải khát Suntory PepsiCo Việt Nam tổ chức Tọa đàm “Tín chỉ carbon - Chìa khóa chuyển đổi sang một thế giới phát thải ròng bằng 0”.
Tại tọa đàm, các đại biểu đã tham luận xoay quanh hai chủ đề: “Quản lý và bảo vệ nguồn tài nguyên thiên nhiên vì mục tiêu phát triển bền vững tại Việt Nam” và “Tín chỉ carbon - Giải pháp bảo vệ môi trường thông qua chuyển đổi xanh trong sản xuất và tiêu dùng”.
 |
Quang cảnh buổi tọa đàm. |
Ông Võ Nguyễn Trường An, Phó tổng Giám đốc Công ty Cổ phần Sàn giao dịch Tín chỉ carbon ASEAN – CCTPA cho biết: Nghị định số 06/2020/NĐ-CP của Chính phủ về quy định giảm nhẹ phát thải khí nhà kính và bảo vệ tầng Ozon có quy định về lộ trình phát triển thị trường tín chỉ carbon tại Việt Nam. Đến năm 2025, thí điểm vận hành thị trường trao đổi tín chỉ carbon và vận hành chính thức từ năm 2028. Đến hết năm 2027, xây dựng xong quy định quản lý tín chỉ carbon, thí điểm triển khai trao đổi, bù trừ tín chỉ carbon. Dù còn nhiều việc phải làm để vận hành và quản lý thị trường này, nhưng đây là tín hiệu đáng mừng về việc Việt Nam đang chủ động hội nhập quốc tế trong lĩnh vực này.
Các tham luận tại tọa đàm đã cung cấp thông tin về công tác bảo vệ môi trường, ứng phó biến đổi khí hậu và quá trình nghiên cứu, xây dựng quy định về tín chỉ carbon, đồng thời đề xuất các ý kiến, sáng kiến về công tác bảo vệ môi trường, xây dựng thị trường tín chỉ carbon. Trong đó, các doanh nghiệp Việt Nam cần phải áp dụng các công nghệ xanh, thân thiện với môi trường, tiết kiệm năng lượng và tài nguyên, giảm thiểu phát thải khí nhà kính và chất thải, tạo ra những sản phẩm và dịch vụ có giá trị gia tăng cao và bền vững. Để làm được điều này, cần có sự thay đổi tư duy và hành động của các doanh nghiệp, từ việc chỉ quan tâm đến lợi nhuận ngắn hạn sang việc quan tâm đến lợi ích dài hạn cho cộng đồng và môi trường.
 |
Các diễn giả thảo luận, trao đổi với đại biểu tại tọa đàm. |
Đồng chí Nguyễn Hải Nam, Phó chánh Văn phòng Trung ương Đoàn nhấn mạnh rằng: Thông qua tọa đàm, các đại biểu được tiếp cận và tìm hiểu sâu hơn về các chủ trương, đường lối, hoạt động chuyên môn các vấn đề liên quan đến bảo vệ môi trường, ứng phó biến đổi khí hậu. Trong đó, chú trọng về thông tin hoạt động về nghiên cứu, xây dựng các quy định và thị trường tín chỉ carbon tại Việt Nam trong thời gian tới.
Tin, ảnh: HÙNG KHOA
*Mời bạn đọc vào chuyên mục Kinh tế xem các tin, bài liên quan.
Biến đổi khí hậu, vấn nạn môi trường và yêu cầu chuẩn hóa sản xuất, thương mại toàn cầu đặt ra đòi hỏi phải chuyển đổi xanh, giảm phát thải khí nhà kính. Xu hướng này đang trở thành một trong những điều kiện bảo đảm của hợp tác quốc tế, phát triển kinh tế bền vững. TP Hồ Chí Minh với quy mô kinh tế lớn nhất cả nước, vai trò đầu tàu, đã tiên phong thí điểm thực hiện chuyển đổi xanh, xây dựng thị trường tín chỉ carbon, coi đó là động lực, lợi thế cạnh tranh mới.
Ngày 13-11, tại San Francisco, bang California (Mỹ), đã diễn ra diễn đàn cấp cao về các chính sách và công nghệ đổi mới nhằm thúc đẩy các nền kinh tế thuộc Vành đai Thái Bình Dương giảm phát thải carbon.
Một sự kiện được nhiều người quan tâm là mới đây, Việt Nam đã nhận được hơn 41 triệu USD đầu tiên từ Ngân hàng Thế giới (WB) do chuyển nhượng tín chỉ carbon rừng. Với một quốc gia nhiều tiềm năng về rừng như nước ta, việc trồng, chăm sóc, bảo vệ rừng không chỉ góp phần quan trọng bảo vệ môi trường sinh thái, chống biến đổi khí hậu... mà còn mang lại lợi ích kinh tế thiết thực thông qua thị trường tín chỉ carbon.
Ngày 30-8 tại Hà Nội, Cục Biến đổi khí hậu (Bộ Tài nguyên và Môi trường) tổ chức Hội thảo tham vấn Đề xuất thuế carbon nhằm giảm nhẹ tác động ảnh hưởng do Cơ chế điều chỉnh biên giới carbon (CBAM) của Liên minh châu Âu (EU) đặt ra đối với Việt Nam.