Dự kiến cuối tháng 11 hoặc đầu tháng 12, Hội đồng Tiền lương quốc gia mới họp để chốt phương án khuyến nghị tăng lương tối thiểu vùng năm 2024, do đó lương tối thiểu trong khối doanh nghiệp khó có thể tăng từ ngày 1-1-2024. Phó cục trưởng Cục Quan hệ lao động tiền lương Tống Văn Lai cho biết tại buổi họp báo của Bộ Lao động-Thương binh và Xã hội, chiều 17-10.
Theo ông Tống Văn Lai, trong 10 năm qua, lương tối thiểu vùng thường được điều chỉnh vào ngày 1-1 hằng năm, riêng năm 2022 là ngày 1-7. Theo thông lệ, mỗi kỳ họp Hội đồng Tiền lương quốc gia diễn ra 2-3 phiên, phương án và thời điểm tăng lương thường chốt vào phiên họp thứ ba, nhanh nhất vào phiên thứ hai khi các bên tìm được tiếng nói chung.
 |
Ông Tống Văn Lai, Phó cục trưởng Cục Quan hệ lao động tiền lương, Bộ Lao động-Thương binh và Xã hội. Ảnh: laodong.vn
|
Tại phiên họp đầu tiên vào đầu tháng 8-2023, Hội đồng Tiền lương quốc gia thống nhất hoãn thương lượng tăng lương tối thiểu đến cuối năm mới bàn thảo tiếp về thời điểm và mức tăng. Nguyên nhân là kinh tế sụt giảm khiến hơn nửa triệu lao động mất việc, giảm giờ làm, CPI 6 tháng đầu năm 2023 tăng 3,29% so với cùng kỳ, lạm phát tăng 4,74%.
Theo ông Tống Văn Lai, phía Tổng Liên đoàn Lao động Việt Nam đề nghị tăng khoảng 6%, tức tiền lương tương ứng thấp nhất 195.000 đồng với vùng IV và 280.000 đồng với vùng I. Song Liên đoàn Thương mại và Công nghiệp Việt Nam (VCCI) cho rằng, tìm kiếm đơn hàng, giữ được việc cho lao động cấp thiết hơn tăng lương.
TTXVN
*Mời bạn đọc vào chuyên mục Kinh tế xem các tin, bài liên quan.
Sau khi thực hiện cải cách tiền lương dự kiến từ ngày 1-7-2024 thì tiền lương công chức sẽ tăng 5 - 7% mỗi năm?
Bộ trưởng Bộ Nội vụ Phạm Thị Thanh Trà cho biết, cả nước đã tiết kiệm được 500.000 tỷ đồng để chuẩn bị cải cách tiền lương trong các năm 2024 - 2026.