 |
Đồng chí Châu Ngọc Tuấn phát biểu. |
Chủ trì hội thảo có các đồng chí: GS, TS Lê Văn Lợi, Phó giám đốc Học viện Chính trị quốc gia Hồ Chí Minh; Châu Ngọc Tuấn, Phó bí thư Thường trực Tỉnh ủy, Trường Đoàn đại biểu Quốc hội tỉnh Gia Lai; các đồng chí lãnh đạo Học viện Chính trị khu vực III, Vụ Quản lý khoa học (Học viện Chính trị quốc gia Hồ Chí Minh)…
 |
Quang cảnh hội thảo. |
Ban tổ chức đã tiếp nhận và tuyển chọn 55 tham luận của các chuyên gia, nhà khoa học, nhà quản lý từ Học viện Chính trị quốc gia Hồ Chí Minh, Học viện Chính trị Khu vực III, từ các cơ quan nghiên cứu, các trường chính trị; ban, sở, ngành, các tổ chức chính trị, xã hội của tỉnh Gia Lai và các địa phương vùng Tây Nguyên: Kon Tum, Đắk Lắk, Đắk Nông, Lâm Đồng.
Các tham luận gửi đến Hội thảo và các tham luận được trình bày cùng các ý kiến trao đổi, thảo luận qua 2 phiên của hội thảo gồm: Phiên tham luận, thảo luận và phiên thảo luận, trao đổi bàn tròn.
Qua đó đánh giá, luận giải một cách khách quan, khoa học và thẳng thắn những vấn đề lý luận và thực tiễn về phát huy vai trò của người có uy tín trong xây dựng Đảng và hệ thống chính trị cơ sở trong sạch, vững mạnh trên địa bàn tỉnh Gia Lai.
Đặc biệt, hội thảo đã tập trung bàn luận các vấn đề: Đặc điểm, tiêu chuẩn, yêu cầu và vai trò của người có uy tín trong cộng đồng dân cư; tầm quan trọng và các nhân tố ảnh hưởng đến việc phát huy vai trò của người có uy tín trong xây dựng Đảng, xây dựng hệ thống chính trị cơ sở; nội dung, cơ chế, phương thức phát huy vai trò của người có uy tín trong xây dựng Đảng, xây dựng hệ thống chính trị cơ sở; giải pháp và định hướng chính sách nhằm phát huy vai trò của người có uy tín trong công tác xây dựng Đảng, xây dựng hệ thống chính trị cơ sở trên địa bàn tỉnh Gia Lai và các tỉnh Tây Nguyên...
 |
Lãnh đạo Bộ chỉ huy Quân sự tỉnh Gia Lai phát biểu tại hội thảo. |
Phát biểu tại hội thảo, đồng chí Châu Ngọc Tuấn khẳng định, Đảng, Nhà nước ta đã có nhiều chủ trương, chính sách trong chăm lo xây dựng, phát huy vai trò người có uy tín tiêu biểu trong vùng đồng bào dân tộc thiểu số.
Hội thảo lần này góp phần đánh giá, luận giải một cách khách quan, khoa học và thẳng thắn những vấn đề lý luận, thực tiễn đang đặt. Trên cơ sở đó, đề xuất các định hướng, kiến nghị tháo gỡ khó khăn, hoàn thiện thể chế, chính sách nhằm xây dựng và phát huy hơn nữa vai trò của đội ngũ người có uy tín tại các địa phương, nhất là trong xây dựng Đảng và hệ thống chính trị cơ sở trong sạch, vững mạnh...
Tin, ảnh: NGUYỄN ANH SƠN
* Mời bạn đọc vào chuyên mục Giáo dục Khoa học xem các tin, bài liên quan.