Phát biểu khai mạc hội thảo, Thứ trưởng Bộ KH&CN Trần Hồng Thái cho biết, chương trình phát triển SPQG triển khai bước đầu đã đạt một số kết quả nhất định, tiêu biểu như sản phẩm lúa gạo chất lượng cao, đã tập trung nghiên cứu tạo giống mới thích ứng với biến đổi khí hậu, việc xây dựng được gói kỹ thuật thâm canh trong đó giảm 50% nhu cầu hạt giống nhưng vẫn đảm bảo năng suất đã mang lại doanh thu 1.500 tỷ đồng/năm; sản phẩm giàn khoan dầu khí di động, giúp doanh nghiệp tham gia giảm được chi phí đầu tư so với nhập khẩu 10-15%.

Các kết quả này có tính lan tỏa và tác động tích cực trong việc phát triển doanh nghiệp, góp phần nâng cao hiệu quả của hoạt động khoa học công nghệ, thu hút được sự tham gia của doanh nghiệp, góp phần phát triển kinh tế - xã hội bền vững, hiệu quả.

leftcenterrightdel
 Thứ trưởng Bộ KH&CN Trần Hồng Thái phát biểu tại hội thảo. 

"Trên cơ sở các kết quả đạt được, ngày 1-2-2021, Thủ tướng Chính phủ ký Quyết định số 157/QĐ-TTg ban hành Chương trình phát triển SPQG đến năm 2030 với mục tiêu nghiên cứu, ứng dụng công nghệ tiên tiến, thành tựu của cuộc Cách mạng công nghiệp lần thứ tư vào sản xuất, phát triển các SPQG nhằm tăng năng suất, chất lượng và khả năng cạnh tranh của SPQG tại thị trường trong nước và quốc tế... Triển khai Chương trình giai đoạn đến năm 2030, Bộ KH&CN đã xây dựng, ban hành Thông tư số 04/2024/TT-BKHCN ngày 12-6-2024 quy định quản lý Chương trình phát triển SPQG đến năm 2030", Thứ trưởng Trần Hồng Thái cho biết thêm.

Thứ trưởng Trần Hồng Thái cho rằng kết quả này có tính lan tỏa và tác động tích cực trong việc phát triển doanh nghiệp, góp phần nâng cao hiệu quả của hoạt động khoa học công nghệ, thu hút được sự tham gia của doanh nghiệp, góp phần phát triển kinh tế-xã hội bền vững, hiệu quả.

leftcenterrightdel
Quang cảnh hội thảo. 

Tại hội thảo, các đại biểu đã tập trung trao đổi, thảo luận nội dung liên quan đến các quy định quản lý chương trình, quản lý nhiệm vụ KH&CN cấp quốc gia; cơ chế tài chính đối với SPQG đề xuất các SPQG mới có thể tham gia chương trình; những giải pháp tháo gỡ các khó khăn, vướng mắc hiện nay và triển khai có hiệu quả chương trình trong giai đoạn mới; tăng cường sự hợp tác chặt chẽ giữa các cơ quan quản lý của địa phương với cơ quan quản lý của Bộ KH&CN, các tổ chức, cá nhân tham gia thực hiện các nhiệm vụ phát triển SPQG thuộc chương trình; thúc đẩy sự tham gia của các doanh nghiệp.

THU HIỀN

*Mời bạn đọc vào chuyên mục Giáo dục Khoa học xem các tin, bài liên quan.