Ngày 14-12, tại TP Hồ Chí Minh, Câu lạc bộ Mạng lưới bảo đảm chất lượng giáo dục đại học Việt Nam (thuộc Hiệp hội các trường đại học, cao đẳng Việt Nam) phối hợp Trường Đại học Hùng Vương TP Hồ Chí Minh tổ chức Hội thảo khoa học quốc gia 2024 với chủ đề “Đổi mới quản trị đại học trên cơ sở tự chủ đại học gắn liền với bảo đảm chất lượng”.
Hội thảo quốc gia với chủ đề “Đổi mới quản trị đại học trên cơ sở tự chủ đại học gắn với bảo đảm chất lượng” có sự tham gia của các chuyên gia, nhà quản lý giáo dục, nhà nghiên cứu của hơn 150 cơ sở giáo dục đại học trên cả nước. Tham luận của các chuyên gia đã nhấn mạnh: Sự phát triển mạnh mẽ của công nghệ và quá trình hội nhập quốc tế sâu rộng đã đặt ra yêu cầu cấp thiết là các cơ sở giáo dục đại học cần đổi mới mô hình quản trị, nâng cao tính tự chủ, trách nhiệm giải trình và bảo đảm chất lượng để đáp ứng yêu cầu của xã hội hiện đại.
 |
Tiến sĩ Trần Việt Anh, Phó hiệu trưởng phụ trách Trường Đại học Hùng Vương TP Hồ Chí Minh, Trưởng ban tổ chức hội thảo phát biểu tại hội thảo. |
 |
Các chuyên gia, đại biểu tham dự hội thảo. |
Các tham luận tại hội thảo đã tập trung phân tích, đề xuất những giải pháp xoay quanh vấn đề trọng tâm về: Xu hướng quản trị đại học và bảo đảm chất lượng giáo dục; chuyển đổi số trong quản trị và đào tạo; phát triển nguồn lực trong bối cảnh tự chủ; chiến lược hợp tác quốc tế và phát triển bền vững trong giáo dục đại học… Trong đó, quản trị đại học đúng phải bao gồm 4 nội dung: Định hướng, mô hình, chiến lược; hệ thống quản trị vận hành; lãnh đạo và văn hóa; nguồn nhân lực quản trị. Một số tham luận cũng chia sẻ kinh nghiệm thực tiễn từ các mô hình quản trị tiên tiến, thúc đẩy hợp tác quốc tế nhằm nâng cao chất lượng giáo dục, đáp ứng các tiêu chuẩn toàn cầu.
 |
Toàn cảnh hội thảo. |
Tiến sĩ Trần Việt Anh, Phó hiệu trưởng phụ trách Trường Đại học Hùng Vương TP Hồ Chí Minh, Trưởng ban tổ chức hội thảo cho biết: Quản trị đại học trên cơ sở tự chủ không chỉ là xu hướng tất yếu, mà còn là giải pháp quan trọng giúp các trường đại học linh hoạt, thích ứng với sự thay đổi nhanh chóng của xã hội, từ đó tối ưu hóa nguồn lực và nâng cao năng lực cạnh tranh.
Để thực hiện hiệu quả, cần có sự kết hợp chặt chẽ giữa các yếu tố như: Chuyển đổi số trong quản trị và giảng dạy, bảo đảm chất lượng giáo dục đào tạo, hợp tác quốc tế và phát triển chương trình đào tạo hướng tới sự bền vững, huy động và quản lý các nguồn lực bền vững. Hội thảo là cơ hội để các nhà quản lý giáo dục, chuyên gia và các cơ sở giáo dục trao đổi về chiến lược quản trị đại học hiệu quả, tận dụng công nghệ số để nâng cao hiệu suất quản lý và bảo đảm chất lượng đào tạo.
Tin, ảnh: HỒNG GIANG
*Mời bạn đọc vào chuyên mục Giáo dục Khoa học xem các tin, bài liên quan.
Đó là chủ đề của Hội thảo chuyển đổi số trong giáo dục và đào tạo do Bộ Giáo dục và Đào tạo tổ chức ngày 7-12, tại Hà Nội.
Đây là quy định vừa được Bộ Giáo dục và Đào tạo nêu tại dự thảo Thông tư sửa đổi, bổ sung một số điều của Quy chế tuyển sinh trình độ đại học, tuyển sinh trình độ cao đẳng ngành giáo dục mầm non ban hành kèm theo Thông tư số 08/2022/TT-BGDĐT ngày 6-6-2022 của Bộ trưởng Bộ Giáo dục và Đào tạo.