Theo đánh giá của Bộ Giáo dục và Đào tạo, quán triệt Nghị quyết số 29-NQ/TW ngày 4-11-2013 của Hội nghị Trung ương 8 khóa XI về “Đổi mới căn bản, toàn diện Giáo dục và Đào tạo đáp ứng yêu cầu công nghiệp hóa, hiện đại hóa trong điều kiện kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa và hội nhập quốc tế”, đầu tư ngân sách Nhà nước và huy động các nguồn lực xã hội cho sự nghiệp Giáo dục và Đào tạo được cải thiện; cơ sở vật chất, thiết bị dạy học từng bước được đầu tư hoàn chỉnh. Chất lượng Giáo dục và Đào tạo được nâng cao phục vụ cho nhu cầu phát triển kinh tế, xã hội của khu vực.

leftcenterrightdel

Quang cảnh hội nghị phát triển Giáo dục và Đào tạo vùng Đồng bằng sông Cửu Long.

leftcenterrightdel
Các đại biểu chủ trì hội nghị.

Giáo dục và đào tạo vùng Đồng bằng sông Cửu Long tiếp tục ổn định và phát triển về quy mô mạng lưới trường, lớp, số học sinh/sinh viên từ mầm non đến đại học, được rà soát, sắp xếp theo hướng phù hợp với nhu cầu xã hội về ngành nghề và đa dạng về loại hình. Các ngành học, bậc học được giữ vững và phát triển về quy mô, số lượng và chất lượng.

Chất lượng phổ cập giáo dục, xóa mù chữ được đảm bảo, quan tâm bên cạnh việc đầu tư cho giáo dục chất lượng cao. Chất lượng giáo dục đại trà được duy trì và nâng cao sau từng năm. Điều kiện bảo đảm chất lượng giáo dục tiệm cận với mức trung bình chung của cả nước. Số lượng các cơ sở giáo dục được kiểm định ngày càng tăng. Từ việc chỉ có Trường Đại học Cần Thơ vào những năm đầu thế kỷ 21, hiện nay 10/13 tỉnh, thành phố đã có trường đại học. Tại các tỉnh còn lại đều có phân hiệu của các trường đại học hoặc có chủ trương đầu tư.

leftcenterrightdel
 Học sinh tiểu học thành phố Cần Thơ tham gia ngày hội sáng tạo Robot năm 2022 tổ chức tại Cần Thơ.

Tại hội nghị, nhiều ý kiến cho rằng tình hình Giáo dục và Đào tạo tại vùng Đồng bằng sông Cửu Long còn những tồn tại, hạn chế nhất định với lý do khách quan về vị trí địa lý của vùng do đặc trưng về địa bàn sông nước kênh rạch, việc đầu tư cơ sở vật chất và nhân lực còn khó khăn. Nhiều trường còn thiếu phòng học bộ môn, phòng chức năng, phòng làm việc. Tình trạng thiếu giáo viên còn xảy ra cục bộ ở một số địa phương. Chất lượng phổ cập giáo dục, xóa mù chữ cũng như chất lượng giáo dục đại trà, giáo dục mũi nhọn còn thấp so với mặt bằng chung của cả nước. Các ý kiến cũng chỉ ra rằng, Đồng bằng sông Cửu Long là khu vực có tỷ lệ lao động đã qua đào tạo (14,9%) và tỷ trọng lực lượng lao động có trình độ đại học trở lên (6,8%) thấp nhất cả nước theo báo cáo kinh tế thường niên năm 2022. Mặc dù quy mô đào tạo tăng trong 10 năm qua, song mới chỉ đáp ứng một phần nhu cầu được tiếp cận giáo dục đại học của người dân. Theo Tổng điều tra dân số năm 2019, tỷ lệ lao động qua đào tạo có trình độ từ sơ cấp trở lên của khu vực Đồng bằng sông Cửu Long là 13,6%, thấp hơn 10% so với toàn quốc và thấp nhất so với các khu vực khác.

leftcenterrightdel
Bộ trưởng Bộ Giáo dục và Đào tạo Nguyễn Kim Sơn phát biểu tại hội nghị.

Để góp phần nâng trũng, vun cao cho giáo dục cho vùng Đồng bằng sông Cửu Long, các đại biểu cho rằng cần tận dụng tối đa cơ sở vật chất, hạ tầng kỹ thuật để bảo đảm chất lượng dạy học trực tuyến; tiếp tục thực hiện Đề án bảo đảm cơ sở vật chất cho chương trình giáo dục mầm non và giáo dục phổ thông giai đoạn 2017-2025; thực hiện lồng ghép có hiệu quả Chương trình mục tiêu quốc gia xây dựng nông thôn mới giai đoạn 2021-2025 và Chương trình mục tiêu quốc gia giảm nghèo bền vững giai đoạn 2021-2025 gắn với xây dựng trường đạt chuẩn quốc gia và đầu tư cơ sở vật chất, thiết bị dạy học cho các cơ sở giáo dục. Bên cạnh đó, thực hiện tốt chế độ chính sách đối với giáo viên, nhất là chính sách tiền lương, tạo tiền đề cho đội ngũ giáo viên yên tâm công tác; tiếp tục ưu tiên kinh phí đầu tư trang bị các phương tiện, điều kiện làm việc cho đội ngũ nhà giáo theo hướng hiện đại hóa đáp ứng yêu cầu đổi mới giáo dục; tăng cường đào tạo, bồi dưỡng đội ngũ giáo viên; đào tạo văn bằng thứ hai, đào tạo liên thông hoặc bồi dưỡng chuyển đổi môn học để bổ sung giáo viên cho những môn còn thiếu, những môn đặc thù; gắn việc thực hiện trách nhiệm của giáo viên với quy hoạch đào tạo, bồi dưỡng giáo viên để động viên, khích lệ giáo viên hoàn thành tốt nhiệm vụ.

Tin, ảnh: THÚY AN