Bên cạnh các nhà trường, cơ quan đơn vị tại Việt Nam, hội thảo có sự tham gia của nhiều đơn vị quốc tế như: Trường Đại học Rotterdam (Hà Lan), Viện Giao thông Vận tải Hàn Quốc, Trường Đại học Luật và Khoa học Chính trị Tây Bắc (Trung Quốc), Trường Đại học Kinh doanh Globsy (Ấn Độ), Viện Giáo dục liên lục địa (Gana), Học viện Multimix (Nigeria)… cùng nhà quản lý doanh nghiệp trong nước và quốc tế.

Đại biểu trong nước và quốc tế tham dự hội thảo. 

Hiện nay, ngành dịch vụ hậu cần (logistics) và chuỗi cung ứng (supply chain) ở Việt Nam đã phát triển mạnh mẽ, góp phần gia tăng giá trị kinh tế trong nước, thúc đẩy quá trình lưu thông hàng hóa và hội nhập kinh tế quốc tế. Hội thảo tập trung các nhóm vấn đề trọng tâm như: Quản lý khủng hoảng trong cung ứng toàn cầu trước và sau đại dịch Covid-19, các giải pháp chuỗi cung ứng và hậu cần sáng tạo tận dụng IOT và 5G, những đột phá trong quản lý chuỗi cung ứng quốc tế, tác động của cuộc Cách mạng công nghiệp 4.0 đối với chuỗi cung ứng và những lợi ích…

Các chuyên gia trình bày tham luận tại hội thảo. 

Tại hội thảo, các nhà nghiên cứu, giảng viên, chuyên gia và nhà quản lý doanh nghiệp đã phân tích, đánh giá và dự báo xu hướng phát triển hoạt động dịch vụ hậu cần và quản lý chuỗi cung ứng. Đồng thời, chia sẻ những giải pháp, công nghệ đổi mới kỹ thuật số về chuỗi cung ứng trong bối cảnh quốc tế, cùng trao đổi kinh nghiệm và nâng cao trình độ chuyên môn, tăng khả năng nghiên cứu. Thông qua hội thảo lần này, tạo điều kiện để tiếp tục thúc đẩy hoạt động hợp tác quốc tế, công bố nghiên cứu, góp phần nâng cao chất lượng công bố nghiên cứu của giảng viên, làm nền tảng cho các hoạt động nghiên cứu khoa học đối với các ngành, lĩnh vực khác.

Theo kế hoạch, Hội thảo khoa học quốc tế “Đổi mới sáng tạo kỹ thuật số - Chuỗi cung ứng 2022” sẽ diễn ra đến ngày 29-10 với nhiều phiên làm việc.

Tin, ảnh: HÙNG KHOA