Nằm sâu trong rừng ngập mặn Cần Giờ là Di tích lịch sử Chiến khu Rừng Sác, nơi tưởng niệm 915 anh hùng liệt sĩ Đặc công Rừng Sác hy sinh trong cuộc kháng chiến chống Mỹ, cứu nước. Đến đây, người dân và du khách được “tiếp lửa thiêng” của tinh thần yêu nước, ý chí chiến đấu “Quyết tử để Tổ quốc quyết sinh” của các chiến sĩ đặc công mãi mãi tuổi 20...
Đất nước đã thống nhất gần 50 năm nhưng những chiến công kỳ diệu, sự hy sinh anh dũng của cán bộ, chiến sĩ Trung đoàn 10 Đặc công rừng Sác đã trở thành huyền thoại về ý chí bất khuất của dân tộc Việt Nam trong cuộc đấu tranh giành độc lập dân tộc.
QĐND - Những câu chuyện huyền thoại về Đặc công rừng Sác luôn thu hút sự quan tâm của đông đảo người nghe, bởi ở đó không chỉ là lòng dũng cảm, tinh thần bất khuất trong chiến đấu mà còn là sự sáng tạo, mưu trí trong cuộc sống và chiến đấu để làm nên chiến thắng của bộ đội đặc công.
QĐND - Kỹ sư Lê Tâm tên thật là Nguyễn Hy Hiền, sinh năm 1921 tại làng Niêm Phò, huyện Quảng Điền, tỉnh Thừa Thiên-Huế. Năm 1939, ông được đi Pháp du học. Sau hơn 6 năm học tập tại Pháp, ngày 23-12-1946, ông về đến bến Sài Gòn khi Toàn quốc kháng chiến bắt đầu.
QĐND - Đến Khu di tích chiến khu Rừng Sác (Cần Giờ, TP Hồ Chí Minh), chúng tôi được Đại tá, Anh hùng LLVT nhân dân Lê Bá Ước, nguyên Trung đoàn trưởng, kiêm Chính ủy Đoàn 10 Đặc công rừng Sác kể về những chiến công lẫy lừng của bộ đội đặc công tại nơi từng được ví là "rừng thiêng nước độc" này...