Ảnh minh họa: TTXVN 

Nhất thiết phải hồi sinh những cánh đồng đó bằng cách làm cho nông dân sống được và làm giàu được từ đồng đất quê nhà. Giữ đất, trước hết là phải làm cho đất có giá trị trở lại. Muốn vậy, cần tăng năng suất, tăng chất lượng và giảm chi phí. Giống tốt, kỹ thuật hiện đại, máy móc cơ giới, canh tác thông minh sẽ giúp cây trồng khỏe, ít sâu bệnh, giảm phân, thuốc, tiết kiệm công lao động. Cùng với đó, cần xây dựng những mô hình sản xuất tập trung, dồn điền đổi thửa, tích tụ ruộng đất để dễ cơ giới hóa, giảm chi phí, tăng hiệu quả. Không thể để mỗi nông dân loay hoay với vài sào đất manh mún, làm ăn nhỏ lẻ mãi được. Quan trọng hơn, phải có đầu ra ổn định. Nông dân trồng lúa, hoa màu nhưng đáng ngại nhất vẫn là cảnh bị thương lái ép giá, được mùa thì mất giá. Vì vậy, cần có hợp tác xã, doanh nghiệp liên kết, bao tiêu sản phẩm, chế biến sâu và xây dựng thương hiệu nông sản Việt Nam chất lượng cao. Trên tất cả là cần chính sách hiện đại, phù hợp.

Người xưa đã dạy: "Ai ơi chớ bỏ ruộng hoang/ Bao nhiêu tấc đất, tấc vàng bấy nhiêu". Thế nên hiện tượng bỏ ruộng hoang hóa, một phần trách nhiệm thuộc cán bộ địa phương. Cần phải có kế hoạch, quy hoạch sử dụng đất thật sát thực, khả thi, trong đó phải lấy yếu tố tăng giá trị nông sản, tăng thu nhập cho nông dân làm nòng cốt. Không thể để người nông dân bỏ mặc ruộng đồng hoang hóa, vì như vậy không chỉ cây lúa mất đi mà cả một nếp sống, ký ức cộng đồng cũng dần phai nhạt...

 TRẦN HOÀI

* Mời bạn đọc vào chuyên mục Cùng bàn luận xem các tin, bài liên quan.