Những năm qua, huyện Đồng Hỷ (Thái Nguyên) luôn thực hiện tốt việc đón tiếp thanh niên hoàn thành nghĩa vụ quân sự, trở về địa phương theo hướng dẫn của Bộ Tổng Tham mưu Quân đội nhân dân Việt Nam; đăng ký, tiếp nhận, quản lý quân nhân vào ngạch dự bị động viên chặt chẽ, đúng quy định. Cùng với đó, địa phương chú trọng thực hiện công tác đào tạo nghề, giới thiệu việc làm, lựa chọn các đồng chí đủ tiêu chuẩn để bồi dưỡng, kết nạp Đảng...
Là huyện miền núi còn nhiều khó khăn nên nhu cầu việc làm của người dân nói chung, quân nhân xuất ngũ nói riêng khá lớn. Quân nhân xuất ngũ đã được rèn luyện trong môi trường quân đội, có sức khỏe, ý thức tổ chức kỷ luật và bản lĩnh, ý chí, nghị lực, đây là lợi thế để các đơn vị sử dụng ưu tiên ký hợp đồng lao động. Nắm vững nhu cầu và lợi thế này, hằng năm, Ban CHQS huyện phối hợp với các trung tâm giới thiệu việc làm, doanh nghiệp, trường nghề, ngân hàng... trên địa bàn tổ chức tư vấn, giới thiệu việc làm, dạy nghề, hỗ trợ vay vốn cho 100% quân nhân xuất ngũ. Quân nhân khi trở về địa phương đều có thể lựa chọn cho mình một trường nghề hoặc một doanh nghiệp, một lĩnh vực sản xuất, kinh doanh phù hợp với khả năng, điều kiện gia đình và bản thân.
 |
Tư vấn dạy nghề miễn phí cho quân nhân chuẩn bị xuất ngũ. Ảnh minh họa: qdnd.vn |
Công tác chính sách hậu phương Quân đội ở huyện Đồng Hỷ luôn được các cấp, các ngành, đoàn thể địa phương và doanh nghiệp quan tâm triển khai thực hiện đúng quy định, đạt hiệu quả thiết thực. 100% quân nhân xuất ngũ được đào tạo nghề, có việc làm, ổn định cuộc sống. Tuy nhiên, để chính sách hỗ trợ đào tạo nghề cho quân nhân hoàn thành nghĩa vụ quân sự đạt kết quả tốt hơn nữa, các đơn vị Quân đội cần đẩy mạnh công tác thông tin, tuyên truyền, giáo dục, định hướng nghề nghiệp cho quân nhân chuẩn bị xuất ngũ; các trường nghề cần đa dạng hóa ngành nghề đào tạo, việc đào tạo nghề phải gắn với nhu cầu của doanh nghiệp...
Thượng tá NGUYỄN VIỆT TUẤN (Chính trị viên Ban CHQS huyện Đồng Hỷ, Bộ CHQS tỉnh Thái Nguyên)
Đào tạo nghề cho lao động nông thôn (LĐNT) theo hướng đổi mới và gắn với nhu cầu thực tiễn nhằm tạo thêm nhiều việc làm, tăng thu nhập cho người dân đang được tỉnh Gia Lai triển khai đồng bộ, bài bản, hiệu quả. Việc đào tạo nghề sẽ góp phần tái cơ cấu lại ngành nông nghiệp theo hướng bền vững, hiện đại, thích ứng với biến đổi khí hậu và gia tăng giá trị, sức cạnh tranh trên thị trường.