Trả lời: Nội dung bạn hỏi được quy định tại Điều 19 Luật Phòng, chống bạo lực gia đình năm 2022. Cụ thể như sau:
1. Địa chỉ tiếp nhận tin báo, tố giác về hành vi bạo lực gia đình bao gồm:
a) UBND cấp xã nơi xảy ra hành vi bạo lực gia đình;
b) Cơ quan công an, đồn biên phòng gần nơi xảy ra hành vi bạo lực gia đình;
c) Cơ sở giáo dục nơi người bị bạo lực gia đình là người học;
d) Trưởng thôn, tổ trưởng tổ dân phố, trưởng ban công tác mặt trận ở khu dân cư nơi xảy ra hành vi bạo lực gia đình;
đ) Người đứng đầu tổ chức chính trị-xã hội cấp xã nơi xảy ra hành vi bạo lực gia đình;
e) Tổng đài điện thoại quốc gia về phòng, chống bạo lực gia đình.
2. Việc báo tin, tố giác về hành vi bạo lực gia đình đến địa chỉ quy định tại khoản 1 điều này thực hiện theo các hình thức sau đây:
a) Gọi điện, nhắn tin;
b) Gửi đơn, thư;
c) Trực tiếp báo tin.
3. Chính phủ quy định về tổng đài điện thoại quốc gia về phòng, chống bạo lực gia đình để tiếp nhận, xử lý tin báo, tố giác về hành vi bạo lực gia đình.
* Bạn đọc Nguyễn Thị Hợi ở xã Cồn Thoi, huyện Kim Sơn, tỉnh Ninh Bình, hỏi: Đối với quan hệ dân sự có yếu tố nước ngoài, những trường hợp nào không áp dụng pháp luật nước ngoài?
Trả lời: Nội dung bạn hỏi được quy định tại Điều 670 Bộ luật Dân sự hiện hành. Cụ thể như sau:
1. Pháp luật nước ngoài được dẫn chiếu đến không được áp dụng trong trường hợp sau đây:
a) Hậu quả của việc áp dụng pháp luật nước ngoài trái với các nguyên tắc cơ bản của pháp luật Việt Nam;
b) Nội dung của pháp luật nước ngoài không xác định được mặc dù đã áp dụng các biện pháp cần thiết theo quy định của pháp luật tố tụng.
2. Trường hợp pháp luật nước ngoài không được áp dụng theo quy định tại khoản 1 điều này thì pháp luật Việt Nam được áp dụng.
QĐND
*Mời bạn đọc vào chuyên mục Bạn đọc xem các tin, bài liên quan.