Ngày 15-12, tại TP Hồ Chí Minh, Bộ tư lệnh Quân khu 7 phối hợp với Bộ tư lệnh Quân chủng Phòng không - Không quân tổ chức khai mạc Triển lãm “Bản hùng ca Điện Biên Phủ trên không”.
 |
Các đại biểu cắt băng khai mạc Triển lãm "Bản hùng ca Điện Biên Phủ trên không”.
|
Triển lãm giới thiệu hơn 200 hình ảnh, tư liệu, hiện vật theo ba chủ đề: Đường lối lãnh đạo đúng đắn của Đảng và Chủ tịch Hồ Chí Minh; Đoàn kết quân và dân đánh thắng "pháo đài bay" B-52; Vang mãi bản anh hùng ca "Hà Nội- Điện Biên Phủ trên không".
 |
Tham quan, tìm hiểu tại triển lãm. |
Phát biểu khai mạc triển lãm, Thiếu tướng Hoàng Đình Chung, Chủ nhiệm Chính trị Quân khu 7, khẳng định: Triển lãm đã khắc họa sinh động những dự báo chính xác cùng quá trình lãnh đạo đúng đắn của Đảng và tinh thần đoàn kết, kiên cường, bất khuất, quyết chiến, quyết thắng của quân và dân trong 12 ngày đêm chiến đấu đánh bại cuộc tập kích đường không chiến lược quy mô lớn nhất của địch trên bầu trời Hà Nội vào tháng 12-1972. Đây là dấu mốc quan trọng, quyết định, để ngày 27-1-1973, Hiệp định Paris về chấm dứt chiến tranh, lập lại hòa bình ở Việt Nam được ký kết. Thông qua triển lãm nhằm giáo dục lòng yêu nước, truyền thống, nghệ thuật quân sự Việt Nam cho thế hệ trẻ, xây dựng và bảo vệ vững chắc Tổ quốc Việt Nam xã hội chủ nghĩa thời kỳ mới.
Khai mạc sau hai ngày tại số 18D đường Cộng Hòa, phường 4, quận Tân Bình, TP Hồ Chí Minh, Ban tổ chức sẽ tổ chức triển lãm lưu động tại các trường học trên địa bàn TP Hồ Chí Minh và một số đơn vị trong Quân khu 7 đến hết tháng 12-2022.
Tin, ảnh: NGUYỄN DUY HIỂN
Sáng 15-12, tại Hà Nội, Nhà xuất bản Quân đội nhân dân gặp mặt báo chí giới thiệu bộ sách kỷ niệm 50 năm Chiến thắng “Hà Nội - Điện Biên Phủ trên không” (12-1972/12-2022).
Để trả lời câu hỏi này, chúng tôi tìm gặp Đại tá, Anh hùng LLVT nhân dân Nghiêm Đình Tích, nguyên Đài trưởng đài radar, Đại đội 45, Trung đoàn Radar 291, Sư đoàn 365, nguyên Trưởng ban Tổng kết lịch sử quân sự Quân chủng Phòng không-Không quân (PK-KQ) và được ông cho hay: Để chuẩn bị đánh B-52 ở miền Bắc năm 1972, toàn Quân chủng PK-KQ thực sự trở thành “viện nghiên cứu đánh B-52”. Đặc biệt, việc nghiên cứu chống nhiễu phát hiện thành công để đánh B-52 là một trong những nhân tố quan trọng góp phần vào thắng lợi của chiến dịch.