Theo đó, trong bối cảnh Việt Nam đang hội nhập mạnh mẽ, cùng với sự phát triển lớn mạnh của cộng đồng doanh nghiệp, với số lượng doanh nghiệp mới được thành lập lên tới con số hơn 100.000 doanh nghiệp đã tác động lớn đến thị trường lao động.

leftcenterrightdel
Toàn cảnh hội nghị. 

Để thúc đẩy thị trường lao động hoạt động hiệu quả, theo các đại biểu tham dự hội nghị, cần có một khung khổ pháp lý, chính sách về lao động tốt. Bộ Luật Lao động hiện hành đã bộc lộ nhiều lỗ hổng, vướng mắc cần được sửa đổi để tiếp tục giải phóng thị trường lao động.

Theo ông Vũ Tiến Lộc, Chủ tịch VCCI, doanh nghiệp đã có nhiều kiến nghị trong việc thực hiện quan hệ lao động như: Vấn đề tiền lương, giờ nghỉ, cơ chế đối thoại, lao động nữ, lao động nước ngoài, giải quyết tranh chấp lao động và đình công, vấn đề bảo hiểm xã hội… Những vấn đề vướng mắc này rất cần được giải quyết. Mà một trong những vấn đề mấu chốt để giải quyết vướng mắc đó là sửa đổi Bộ luật Lao động hiện hành.

Tại hội nghị, đại diện Bộ Lao động-Thương binh và Xã hội đã thông báo lộ trình sửa đổi Bộ luật Lao động, theo đó, Bộ luật Lao động sửa đổi sẽ được trình Quốc hội năm 2019 với mục tiêu sửa đổi những vướng mắc trong thực tiễn đặt ra; bảo đảm tính đồng bộ, thống nhất với hệ thống pháp lý đã có.

Tin, ảnh: BĂNG CHÂU