Bệnh nhân phân bố rải rác tại 26 quận, huyện; trong đó, một số đơn vị có nhiều bệnh nhân như: Bắc Từ Liêm ghi nhận 10 ca, Mê Linh, Nam Từ Liêm 9 ca; Hà Đông, Hoàng Mai 8 ca. Ngoài ra, trong tuần có thêm 1 ổ dịch tay chân miệng tại xã Vân Hòa, huyện Ba Vì với 2 ca bệnh.

leftcenterrightdel
Cha mẹ nên tiêm vắc xin cho trẻ sớm để phòng bệnh. 

Như vậy, cộng dồn từ đầu năm 2024 cho đến nay, Hà Nội đã ghi nhận đã ghi nhận 6 ổ dịch tay chân miệng với 424 ca (tăng 155 ca so với cùng kỳ năm 2023). Từ đầu năm 2024 đến nay, cả nước ghi nhận hơn 8.200 trường hợp mắc tay chân miệng (tăng hơn 2 lần so với cùng kỳ năm 2023).

Trong tuần qua, trên địa bàn thành phố ghi nhận thêm 7 trường hợp mắc ho gà, rải rác tại 7 quận, huyện: Ba Đình, Cầu Giấy, Đông Anh, Đống Đa, Nam Từ Liêm, Thạch Thất và Thanh Xuân. Số ca mắc trong tuần qua tương đương với tuần trước đó.

Như vậy, cộng dồn từ đầu năm 2024 đến nay, thành phố ghi nhận 39 trường hợp mắc ho gà tại 18 quận, huyện; trong khi cùng kỳ năm ngoái không ghi nhận ca bệnh.

Cùng với ho gà, tay chân miệng, thời gian qua, cả nước ghi nhận nhiều dịch bệnh truyền nhiễm diễn biến phức tạp như thủy đậu, sởi, rubella, viêm màng não do não mô cầu. Đáng chú ý, mới đây, một bé gái 5 tuổi ở Tây Ninh được phát hiện mắc viêm màng não do não mô cầu sau khi xuất hiện triệu chứng sốt cao, nổi ban ửng đỏ toàn thân kèm theo viêm họng và uống thuốc nhưng không hạ sốt.

Viêm màng não mô cầu là 1 trong 10 bệnh truyền nhiễm có tỷ lệ tử vong cao nhất ở Việt Nam với các ca mắc bệnh được ghi nhận mỗi năm. Bệnh nguy hiểm khi gây tử vong nhanh chỉ trong 24 giờ kể từ khi khởi phát triệu chứng đầu tiên và cứ 2 trong số 10 người mắc bệnh sẽ gặp các di chứng như liệt, điếc, thiểu năng trí tuệ… suốt đời.

Bác sĩ Bạch Thị Chính, Giám đốc Y khoa Hệ thống tiêm chủng VNVC cho biết, hiện Việt Nam đã có vắc xin phòng ngừa đầy đủ 5 nhóm vi khuẩn não mô cầu (A, B, C, W và Y) nguy cơ cao gây bệnh, bao gồm: Vắc xin não mô cầu nhóm B thế hệ mới (Bexsero) của Italy, nhóm BC (Mengoc BC) của Cuba và nhóm A, C, Y, W-135 (Menactra) của Mỹ. Các vắc xin não mô cầu không có miễn dịch phòng ngừa chéo nên trẻ em và người lớn cần tiêm sớm và đầy đủ các vắc xin không nên trì hoãn hoặc chỉ tiêm một loại này mà bỏ qua một loại khác.

Tin, ảnh: THÁI SƠN

* Mời bạn đọc vào chuyên mục Y tế xem các tin, bài liên quan.