Chị Nguyễn Thị Minh (huyện Văn Chấn, tỉnh Yên Bái) hỏi: Con trai tôi khi sinh ra đã bị dị tật vành tai, càng lớn, cháu càng mất tự tin, e ngại khi tiếp xúc với bạn bè cùng trang lứa, người ngoài. Xin bác sĩ cho hỏi, con tôi bị dị tật vành tai bẩm sinh như vậy, có thể tái tạo được vành tai không?
Về vấn đề này, bác sĩ Nguyễn Hồng Nhung, Khoa Răng Hàm Mặt (Bệnh viện E) cho biết: Có nhiều trẻ sinh ra không có vành tai, vành tai bị dị tật, ảnh hưởng tới khả năng nghe, khiến nhiều trẻ vô cùng tự ti, mặc cảm. Phẫu thuật tạo hình vành tai là một trong những phương pháp phẫu thuật tương đối phức tạp, bảo đảm chức năng nghe cho tai mà còn giúp tạo hình dáng để đôi tai trở nên thật tự nhiên, kết cấu của tai đẹp, đều và thẩm mỹ hơn.
 |
Quy trình thực hiện phẫu thuật tạo hình vành tai an toàn. Ảnh: hongngochospital.vn |
Hiện có hai phương pháp thực hiện, trong đó có phương pháp sử dụng vật liệu thay thế như vành tai giả được tạo hình hoàn toàn bằng silicon và gắn vào bên tai bằng keo dán hoặc bằng kỹ thuật cấy ghép. Hoặc sử dụng khung vành tai nhân tạo thay thế khung sụn vành tai, được bao lại bằng vạt cân-cơ thái dương và ngoài cùng phủ mảnh da ghép với chi phí tương đối cao nên đối với những trẻ em có hoàn cảnh gia đình khó khăn thì các bác sĩ ít lựa chọn phương pháp này. Các bác sĩ sẽ ưu tiên lựa chọn phương pháp tạo hình tai bằng vật liệu tự thân với ưu điểm vượt trội như chất liệu tạo hình phù hợp của chính cơ thể, ít nguy cơ nhiễm trùng và thải ghép. Bệnh nhân được kiểm tra thính lực và cấu trúc tai ngoài, tai giữa nhằm đánh giá chính xác toàn bộ các dị tật. Quá trình tạo hình được chia làm hai thì mổ, cách nhau 3-6 tháng...
Bệnh viện E là cơ sở y tế tuyến cuối thực hiện được các kỹ thuật khó và chuyên sâu cùng với cơ sở hạ tầng, trang thiết bị y tế hiện đại với hệ thống phòng mổ, máy gây mê, hồi sức, chăm sóc hậu phẫu... sẽ đáp ứng và bảo đảm những điều kiện tốt nhất cho những trẻ em không may mắc các dị tật về hàm mặt có cơ hội được phẫu thuật, đem đến cho các em một tương lai rộng mở, để các em tự tin hòa nhập cộng đồng. Hiện nay, có rất nhiều trung tâm thẩm mỹ quảng cáo về việc thực hiện phẫu thuật tạo hình các dị tật về hàm mặt. Tuy nhiên, bạn nên lựa chọn địa chỉ uy tín, cơ sở vật chất được bảo đảm an toàn theo tiêu chuẩn của Bộ Y tế vì ở đó, các bác sĩ có trình độ chuyên môn cao sẽ bảo đảm mang lại kết quả như mong muốn và hạn chế những rủi ro không đáng có.
Các thắc mắc về sức khỏe xin gửi về Chuyên mục “Bác sĩ của bạn”, Phòng biên tập Kinh tế-Xã hội-Nội chính, Báo Quân đội nhân dân, số 8 Lý Nam Đế, Hàng Mã, Hoàn Kiếm, Hà Nội. Email: kinhte@qdnd.vn, kinhtebqd@gmail.com. Điện thoại: 0243.8456735. |
QĐND
*Mời bạn đọc vào chuyên mục Y tế xem các tin, bài liên quan.
Ngay từ sáng sớm 11-12, đã có hơn 50 trẻ mắc dị tật khe hở môi, vòm miệng và nhiều dị tật khác đã được các bác sĩ, điều dưỡng, kỹ thuật viên thuộc các chuyên khoa mũi nhọn của Bệnh viện E thăm khám và tư vấn phẫu thuật.
Ngày 21-8, tại hội nghị thường niên y học bào thai lần thứ I với chủ đề “Bất thường tim bẩm sinh - Từ chẩn đoán trước sinh đến can thiệp sau sinh” do Bệnh viện Phụ sản Hà Nội tổ chức, GS, TS Nguyễn Duy Ánh- Giám đốc Bệnh viện Phụ sản Hà Nội cho biết, tại Việt Nam, trung bình mỗi năm có hơn 1,5 triệu trẻ ra đời, trong đó có khoảng 10.000-12.000 trẻ mắc bệnh lý tim bẩm sinh.
Từ ngày 12-6, Bệnh viện E phối hợp với Tổ chức Operation Smile tổ chức chương trình khám, phẫu thuật và điều trị nhân đạo cho các bệnh nhân dị tật khe hở môi, vòm miệng và nhiều dị tật khác tại Bệnh viện E nhằm hưởng ứng tháng hành động vì trẻ em.