Từ một thành phố ngổn ngang khó khăn khi chiến tranh kết thúc, TP Hồ Chí Minh đã vươn lên giữ vị thế trung tâm lớn của cả nước về nhiều mặt, một trong số ít đô thị có tốc độ tăng trưởng kinh tế hai con số liên tiếp trong khoảng thời gian dài.

Suốt nhiều năm qua, TP Hồ Chí Minh đã nỗ lực thực hiện các phong trào, xây dựng nhiều công trình nhằm đưa thành phố phát triển bền vững, tạo môi trường sống tốt cho người dân. Nhiều phong trào, công trình đã được thực hiện như mở rộng giao thông, nâng cấp đô thị, xây dựng nông thôn mới.

Những hình ảnh quen thuộc của Sài Gòn xưa từ những năm đầu đến đầu những năm 70 của thế kỷ trước và những hình ảnh của TP Hồ Chí Minh hôm nay dù chưa phản ánh được đầy đủ sự thay đổi, vươn mình của thành phố, nhưng cũng đủ để chứng minh Thành phố mang tên Bác Hồ kính yêu luôn bứt phá, lớn mạnh từng ngày.

Báo Quân đội nhân dân giới thiệu đến bạn đọc một số hình ảnh của Sài Gòn xưa và hình ảnh của TP Hồ Chí Minh năm 2012 và năm 2025 tại cùng một góc chụp (ảnh trên bên trái là ảnh chụp trước năm 1975, ảnh trên bên phải chụp năm 2012 và ảnh dưới chụp tháng 5-2025) để thấy rõ sự đổi thay của thành phố.

Khách sạn Saigon – Hôtèl-de-ville (Dinh Xã Tây) những năm đầu thế kỷ XX (trên, bên trái), UBND TP Hồ Chí Minh năm 2012 (trên, bên phải) và UBND TP Hồ Chí Minh năm 2025 (ảnh dưới). 

 Những thay đổi phía trước Dinh Xã Tây xưa và UBND TP Hồ Chí Minh nay qua các thời kỳ.
 Bến Nhà Rồng xưa, Bảo tàng Hồ Chí Minh - Chi nhánh TP Hồ Chí Minh nay.
 Dinh Độc Lập xưa và Hội trường Thống Nhất nay qua các giai đoạn.
Chợ Bến Thành không có nhiều thay đổi qua hơn một thế kỷ, nhưng khung cảnh đường phố và bản thân ngôi chợ cũng trở nên khang trang, hiện đại hơn.
Vẫn giữ nguyên kết cấu, đường nét kiến trúc thời Pháp thuộc, thay đổi rõ nét nhất tại bức ảnh Bưu điện thành phố lại là hình ảnh những ngôi nhà cao tầng ở phía sau. 
Đường Đồng Khởi, Quận 1, nhìn từ hướng Nhà thờ Đức Bà. Kiến trúc duy nhất còn đến hôm nay là tòa nhà bót Catinat (mái ngói đỏ bên trái ảnh), nơi đóng đô của Sở mật thám Nam kỳ, với hệ thống xà lim từng giam giữ nhiều nhà cách mạng nổi tiếng của nước ta, hiện nay là trụ sở Sở Văn hóa - Thể thao TP Hồ Chí Minh.
Sau khi có một số thay đổi tại mặt trước dưới thời ngụy quyền Sài Gòn, Nhà hát thành phố đã được trùng tu, sửa chữa về dáng vẻ thuở ban đầu. 
Thay đổi rõ nét nhất là hai bên bờ sông Sài Gòn, giữa 1 bên là Quận 1 và bên kia là Thủ Thiêm. Phía xa trong ảnh cũ (chụp vào đầu những năm 60 thế kỷ trước), sau cầu Sài Gòn là Thảo Điền ngày nay.  
Rạch Bến Nghé, hướng nhìn từ cầu Calmette về cầu Ông Lãnh, bên phải là đường Võ Văn Kiệt. Những ngôi nhà ổ chuột được thay thế bằng những con đường, cao ốc hiện đại. 
 Đường Lê Lợi, nhìn từ hướng Nhà hát thành phố về phía Chợ Bến Thành.
 Đường Đồng Khởi, đoạn trước Nhà hát thành phố.
 
 Hồ Con rùa không có nhiều thay đổi, nhưng không gian xung quanh đã trở nên hiện đại hơn.
Đường Đồng Khởi, đoạn qua Công viên Chi Lăng, đến nay là khu hành chính của UBND TP Hồ Chí Minh, đã thay thế tòa chung cư cao tầng phía đối diện công viên.
 Khách sạn Rex và UBND TP Hồ Chí Minh.

 Phía sau Nhà thờ Đức Bà, hướng nhìn từ đường Phạm Ngọc Thạch.

Trong ảnh cũ là Khách sạn Brink (cư xá Brink), nơi Bộ chỉ huy Viện trợ quân sự Mỹ tại Việt Nam thuê làm nơi trọ cho nhiều sĩ quan cao cấp. Tháng 12-1964, lực lượng Biệt động Sài Gòn đã đánh bom tiêu diệt và làm bị thương nhiều sĩ quan, cố vấn Mỹ. Hiện nay đây là Khách sạn Park Hyatt Saigon.
 Cổng Trường Trung học phổ thông Lê Quý Đôn (thời Pháp tên là Collège Chasseloup Laubat) trên đường Nguyễn Thị Minh Khai.
 Rạch Bến Nghé, nhìn từ cầu Khánh Hội về đường Võ Văn Kiệt hiện nay. 
 Thảo cầm viên và Bảo tàng Lịch sử hiện nay (phía bên trái ảnh).
 Thương xá Tax hiện nay đã giải tỏa chờ dự án mới, một diện mạo mới tại trung tâm thành phố.

XUÂN CƯỜNG - KIỀU OANH (thực hiện)

* Mời bạn đọc vào chuyên mục Xã hội xem các tin, bài liên quan.