Đó là nhận định được đưa ra trong Báo cáo Chỉ số thương mại điện tử (EBI) năm 2022 do Hiệp hội Thương mại điện tử Việt Nam (VECOM) vừa mới công bố.
Báo cáo này cho rằng, tốc độ tăng trưởng của thương mại điện tử Việt Nam năm 2022 có thể ở mức cao nhất từ trước tới nay.
Hai làn sóng đã góp phần tạo ra sự phát triển vững chắc của thương mại điện tử nước ta trong các năm 2020-2021 và tiếp tục là động lực cho giai đoạn tiếp theo. Làn sóng thứ nhất diễn ra trong giai đoạn bùng nổ đầu tiên của đại dịch Covid-19 năm 2020. Làn sóng thứ hai của thương mại điện tử diễn ra từ tháng 6 đến tháng 9-2021 trong đợt dịch Covid-19 thứ tư.
 |
Xếp hạng Chỉ số thương mại điện tử Việt Nam năm 2022. |
Những đặc điểm nổi bật của cả hai làn sóng là trong bối cảnh toàn bộ hoạt động kinh tế-xã hội bị trì trệ, kinh doanh thương mại điện tử bị tác động nghiêm trọng nhưng đông đảo thương nhân đã nỗ lực chuyển đổi số để nắm bắt cơ hội kinh doanh mới và người tiêu dùng trực tuyến tăng mạnh cả về số lượng và chất lượng. Làn sóng thứ hai cộng hưởng với làn sóng thứ nhất sẽ tạo ra động lực mạnh mẽ mới cho thương mại điện tử trong trung hạn và thậm chí là dài hạn.
TP Hồ Chí Minh và Hà Nội là những địa phương chịu phong tỏa nặng nề nhất để phòng, chống Covid-19 nhưng tiếp tục dẫn đầu về thương mại điện tử. Trong khi đó, các địa phương ở khu vực miền núi phía Bắc, Tây Nguyên và Tây Nam Bộ có mức độ phát triển thương mại điện tử thấp hơn đáng kể so với trung bình cả nước. VECOM tiếp tục đề xuất các cơ quan, tổ chức và doanh nghiệp quan tâm tới hoạt động hỗ trợ các địa phương thu hẹp khoảng cách số nói chung và thương mại điện tử nói riêng.
THANH TÂM
Ngày 12-5, tại Hà Nội, Diễn đàn Thương mại điện tử Việt Nam 2022 (Vietnam Online Business Forum) – VOBF được tổ chức nhằm thảo luận chủ đề “Thương mại điện tử thúc đẩy kinh tế sau đại dịch”. Đây là lần thứ 6, Diễn đàn Toàn cảnh Thương mại điện tử Việt Nam (Vietnam Online Business Forum - VOBF 2022) được tổ chức tại Việt Nam thu hút sự quan tâm của cộng đồng kinh doanh trực tuyến…