Hoạt động này bắt nguồn từ thời kỳ bao cấp khó khăn và vẫn được duy trì tới ngày nay như một nét văn hóa đặc biệt của Thủ đô.

Dưới đây là một số hình ảnh về những nồi bánh chưng đỏ lửa ngày cận tết tại Hà Nội do phóng viên Báo Quân đội nhân dân Điện tử ghi nhận:

Tại số nhà 392, đường Khương Đình, gia đình cô Son đã nhiều năm nhận gói bánh chưng cho những người dân sống quanh khu vực. 

 

Năm nay gia đình cô Son bắt đầu gói từ ngày 23 Tết, những nguyên liệu được gia đình chuẩn bị từ rất sớm. 
 

 

 

 

Năm nay, gia đình cô Son gói khoảng 1.000 chiếc bánh các loại, đến tối 29 Tết sẽ không nhận thêm để làm nữa. 

 

 

 

Đun nồi bánh chưng cần đảm bảo củi lửa nên người trông cần thức tới khi bánh chín để vớt ra kịp thời.

 

Bánh chưng sau 12 tiếng mới có thể vớt ra, chưa kể phải cấp nước, cấp củi liên tục để bánh chưng chín đều.

 

Thành quả khi mẻ bánh chưng mới ra lò. 

 

Nhiều gia đình ở Thủ đô Hà Nội vẫn giữ truyền thống cùng nhau ngồi gói bánh, canh bếp lửa chờ bánh chín rồi quây quần bên bữa cơm tất niên. 

 

Các thế hệ trong gia đình đều có chung niềm vui khi trông nồi bánh chưng. 

 

Gia đình chú Minh Châu (số nhà 445, phố Vũ Tông Phan) đã nhiều năm giữ truyền thống gói bánh chưng vào những ngày cuối năm. 

 

Trong nhiều ngõ nhỏ tại Hà Nội cũng xuất hiện những nồi bánh chưng đỏ lửa. 

 

 

 

Trong khi mọi thứ đều có thể mua được ở chợ, siêu thị thì hình ảnh bếp bánh chưng với lửa hồng tại các vỉa hè, ngõ phố Hà Nội thật quý giá. 

 

Bánh chưng đã trở thành một nét văn hóa, một món ăn truyền thống và lâu đời ở Việt Nam. 

 

Đây là món thực phẩm không thể thiếu trong các mâm cỗ ngày Tết, thể hiện sự biết ơn trời đất đã cho mưa thuận gió hòa để mùa màng bội thu đem lại cuộc sống ấm no cho con người. 

TUẤN SƠN thực hiện