Tin tức từ Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội cho biết, vừa có báo cáo kết quả 6 năm thực hiện Luật Bảo hiểm xã hội 2014 trong giai đoạn 2016 - 2021.
Theo đó, tiền lương bình quân làm căn cứ đóng bảo hiểm xã hội bắt buộc tăng nhanh sau 6 năm. Năm 2016, tiền lương bình quân chỉ khoảng 4,29 triệu đồng. Đến năm 2017, con số này tăng lên gần 4,6 triệu đồng.
 |
Lương đóng bảo hiểm xã hội tăng sau 6 năm. Ảnh minh họa: Vietnam+
|
Năm 2018, tiền lương bình quân căn cứ đóng bảo hiểm gần đạt 5,1 triệu đồng, tức tăng tới 500.000 đồng. Song đến năm 2019, mức tăng rất thấp, tiền lương trung bình chỉ hơn 5,36 triệu đồng.
Đến năm 2020, tiền lương nhích lên khoảng 5,61 triệu đồng. Một năm sau, tiền lương bình quân đạt gần 5,7 triệu đồng/người.
Có 1,45 triệu người tham gia bảo hiểm xã hội tự nguyện, chiếm 8,3% tổng số người tham gia bảo hiểm xã hội năm 2021. Trong khi đó, gần 16,55 triệu người đóng bảo hiểm xã hội, tức tăng gần 27% so với năm 2016.
Theo Tuổi trẻ
*Mời bạn đọc vào chuyên mục Xã hội xem các tin, bài liên quan.
Mua nhà vốn là mục tiêu, cũng như ước mơ của nhiều người, đặc biệt với dân văn phòng vốn quen chi tiêu từ khoản tiền lương hàng tháng. Với chính sách hấp dẫn chưa từng có từ chủ đầu tư Vinhomes tại đại đô thị Vinhomes Ocean Park 1, giấc mơ an cư giờ đây gần gũi hơn bao giờ hết.
Theo thông tin của Bộ Tài chính, Tổng cục Dự trữ Nhà nước đã chủ động rà soát, cân đối nguồn lực lương thực dự trữ quốc gia bảo đảm duy trì mức tồn kho hợp lý đồng thời đáp ứng thực hiện các nhiệm vụ.
Nhân lực trong Quân đội đã được xác định là ngành “lao động đặc biệt”. Thế nhưng, do nhiều nguyên nhân mà tiền lương của cán bộ, nhân viên trong Quân đội lại chưa tương xứng với ngành “lao động đặc biệt” ấy.