Chính phủ vừa ban hành Nghị quyết số 178/NQ-CP về Chương trình hành động của Chính phủ thực hiện Kết luận số 49-KL/TW ngày 28-2-2023 của Bộ Chính trị về định hướng phát triển giao thông vận tải đường sắt Việt Nam đến năm 2030, tầm nhìn đến năm 2045.
Chương trình hành động của Chính phủ đề ra các nhiệm vụ gồm: Công tác quán triệt, tuyên truyền, phổ biến; hoàn thiện thể chế, chính sách; hoàn thiện quy hoạch đường sắt và các quy hoạch có liên quan; huy động nguồn lực để đầu tư vận tải giao thông đường sắt; kiện toàn mô hình tổ chức, quản lý khai thác kết cấu hạ tầng đường sắt;...
 |
Chính phủ ban hành Chương trình hành động về phát triển giao thông đường sắt. Ảnh: Chinhphu.vn
|
Trong đó, về hoàn thiện thể chế, chính sách, từ năm 2023-2025, Bộ Tài chính chủ trì ưu tiên phân bổ ngân sách nhà nước để phát triển khoa học, công nghệ đường sắt; Bộ Khoa học và Công nghệ chủ trì xây dựng, ban hành cơ chế, chính sách thúc đẩy hoạt động nghiên cứu, ứng dụng, chuyển giao khoa học, công nghệ trong lĩnh vực đường sắt;...
Về hoàn thiện quy hoạch đường sắt và các quy hoạch có liên quan, Bộ Kế hoạch và Đầu tư chủ trì lập, rà soát, điều chỉnh quy hoạch vùng đồng bộ với quy hoạch mạng lưới đường sắt thời kỳ 2021-2030, tầm nhìn đến năm 2050; UBND các tỉnh, thành phố chủ trì lập, rà soát, điều chỉnh quy hoạch tỉnh đồng bộ với quy hoạch mạng lưới đường sắt thời kỳ 2021-2030, tầm nhìn đến năm 2050. Từ năm 2023-2045, Bộ Giao thông vận tải kêu gọi các thành phần kinh tế tham gia kinh doanh đường sắt, dịch vụ hỗ trợ vận tải; tham gia đầu tư, kinh doanh phương tiện vận tải, các công trình hỗ trợ cho hoạt động vận tải...
NAM TRỰC
*Mời bạn đọc vào chuyên mục Xã hội xem các tin, bài liên quan.
Thông tin từ hiện trường, Phó tổng Giám đốc Tổng Công ty Đường sắt Việt Nam Trần Anh Tuấn cho biết, sau nhiều nỗ lực của lực lượng cứu hộ, lúc 16 giờ 30 phút chiều 31-10, đoạn đường sắt bị sạt lở qua khu vực huyện Vũ Quang (Hà Tĩnh) đã được thông tuyến, lúc 17 giờ, tàu hàng HH10 đã được phép chạy qua vị trí sạt lở với tốc độ hạn chế 5km/giờ.
Dự án đường sắt Lào-Việt Nam là một trong những ưu tiên của Chính phủ hai nước Việt Nam và Lào được thể hiện trong quá trình triển khai các thỏa thuận cấp cao giữa hai Đảng, hai Nhà nước về phát triển kinh tế, phát triển hạ tầng.