Từ ngày 20-10 đến 22-10, Bảo tàng tỉnh Gia Lai sẽ phối hợp với các đơn vị liên quan và Bảo tàng một số tỉnh, thành Tây Nguyên và TP Hồ Chí Minh tổ chức chương trình Ngày hội Di sản văn hóa năm 2023.
Chương trình nhằm bảo tồn và phát huy các giá trị di sản văn hóa của đồng bào các dân tộc sinh sống trên địa bàn tỉnh Gia Lai; tăng cường giao lưu giữa các địa phương trong trưng bày, trình diễn, quảng bá về di sản văn hóa, du lịch.
 |
Du khách sẽ có cơ hội trải nghiệm các hoạt động văn hóa đặc trưng Tây Nguyên và nhiều địa phương tại Ngày hội Di sản văn hóa năm 2023.
|
Ngày hội sẽ diễn ra tại khuôn viên Bảo tàng tỉnh Gia Lai với các chương trình trình diễn văn hóa-nghệ thuật dân gian như: Trống, đờn ca tài tử, cồng chiêng, khèn, sáo, múa xòe, múa sạp, đàn tính, hát then, rối nước… và nhiều hình thức văn hóa đặc sắc của đồng bào dân tộc Tây Nguyên.
Du khách sẽ được trải nghiệm các hoạt động đan lát, dệt thổ cẩm, mặc trang phục truyền thống các dân tộc, múa khèn, đánh quay, ném còn, nhảy sạp, nặn tò he…tại khu vực của các đoàn nghệ nhân; thưởng thức nghệ thuật trà đạo, thư pháp, bút lửa; tham gia các trò chơi dân gian và các gian hàng ẩm thực truyền thống.
Ngoài ra, trong khuôn khổ ngày hội còn có 3 triển lãm tổ chức đồng thời, gồm “Không gian Di sản văn hóa TP Hồ Chí Minh” do Bảo tàng TP Hồ Chí Minh thực hiện; triển lãm mỹ thuật “Về miền đất đỏ” của nhóm nữ họa sĩ Gia Lai và triển lãm tem của Hội Tem Gia Lai.
TUẤN SƠN
* Mời bạn đọc vào chuyên mục Xã hội xem các tin, bài liên quan.
Ngày 17-9, quần thể đền Koh Ker thuộc tỉnh Preah Vihear của Campuchia đã được Uỷ ban Di sản thế giới Tổ chức Giáo dục, Khoa học và Văn hoá Liên hợp quốc (UNESCO) chính thức ghi danh là di sản văn hóa thế giới, trong kỳ họp diễn ra tại thủ đô Riyadh của Saudi Arabia, sau khi Chính phủ Hoàng gia Campuchia nộp đơn đăng ký từ tháng 1-2021.
Hiện nay, tỉnh Sóc Trăng có 8 di sản văn hóa phi vật thể cấp quốc gia, trong đó có 5 di sản của đồng bào Khmer, gồm: Lễ hội đua ghe ngo; nghệ thuật trình diễn sân khấu dù kê; nghệ thuật trình diễn dân gian múa rom vong (còn gọi là múa lâm thôn); nghệ thuật trình diễn nhạc ngũ âm; nghệ thuật sân khấu rô băm.
Trải qua nhiều thế hệ lưu giữ, bồi đắp, nâng tầm, võ cổ truyền (VCT) Bình Định được phát triển, lan tỏa rộng khắp tới người dân.