Hiện nay, tỉnh Sóc Trăng có 8 di sản văn hóa phi vật thể cấp quốc gia, trong đó có 5 di sản của đồng bào Khmer, gồm: Lễ hội đua ghe ngo; nghệ thuật trình diễn sân khấu dù kê; nghệ thuật trình diễn dân gian múa rom vong (còn gọi là múa lâm thôn); nghệ thuật trình diễn nhạc ngũ âm; nghệ thuật sân khấu rô băm.
Nhằm bảo tồn, phát huy giá trị di sản, thời gian qua, tỉnh Sóc Trăng đã có nhiều cơ chế, chính sách phù hợp, đặc biệt, tỉnh tập trung thực hiện hiệu quả dự án “Bảo tồn, phát huy giá trị văn hóa truyền thống của các dân tộc thiểu số gắn với phát triển du lịch” thuộc Chương trình mục tiêu quốc gia phát triển kinh tế-xã hội vùng đồng bào dân tộc thiểu số và miền núi giai đoạn 2021-2030. Nhờ đó, các giá trị văn hóa đặc sắc của đồng bào Khmer được giữ gìn, phát triển, góp phần xây dựng nền văn hóa Việt Nam tiên tiến, đậm đà bản sắc dân tộc.
 |
Lễ hội đua ghe ngo. |
 |
Phục dựng Lễ cúng trăng trong dịp Lễ hội Ok Om Bok năm 2022 của đồng bào Khmer.
|
 |
Điệu múa rom vong. |
 |
Đội nhạc ngũ âm chùa Chrôy Tưm Kandal (xã Đại Tâm, huyện Mỹ Xuyên) biểu diễn phục vụ du khách. |
 |
Nghệ nhân trình diễn nghệ thuật sân khấu rô băm. |
KHÁNH UYÊN (thực hiện)
* Mời bạn đọc vào chuyên mục Dân tộc tôn giáo xem các tin, bài liên quan.
Đối với đồng bào dân tộc Khmer ở Nam Bộ nói chung và đồng bào dân tộc Khmer ở An Giang nói riêng, nhạc ngũ âm (hay còn gọi là Pinn Peat) là loại hình nghệ thuật trình diễn dân gian mang tính phổ biến và lâu đời. Những âm thanh của nhạc ngũ âm luôn được vang lên tại các ngôi chùa, trong những nghi lễ Phật giáo... và được ví như là một phần “linh hồn” của các sự kiện.
Tỉnh Sóc Trăng có hơn 35% số dân là người dân tộc thiểu số, trong đó nhiều nhất là đồng bào dân tộc Khmer. Trong những năm qua, bên cạnh việc nỗ lực lao động sản xuất, đồng bào Khmer trên địa bàn tỉnh còn tích cực tham gia xây dựng nông thôn mới, góp phần quan trọng vào sự phát triển ở vùng nông thôn.