Đối với đồng bào dân tộc Khmer ở Nam Bộ nói chung và đồng bào dân tộc Khmer ở An Giang nói riêng, nhạc ngũ âm (hay còn gọi là Pinn Peat) là loại hình nghệ thuật trình diễn dân gian mang tính phổ biến và lâu đời. Những âm thanh của nhạc ngũ âm luôn được vang lên tại các ngôi chùa, trong những nghi lễ Phật giáo... và được ví như là một phần “linh hồn” của các sự kiện.
Dàn nhạc ngũ âm của đồng bào Khmer ở An Giang thường xuyên sử dụng 8 loại nhạc cụ là: Sakho-thôm (trống lớn), Kha so-somphô (trống nhỏ), Rô-Niết-ek (đàn thuyền dẫn đầu), Rô-Niết-thung (đàn thuyền), Rô Neat Det (đàn sắt), Kung Toch (đàn đồng nhỏ), Kung Thum (đàn đồng lớn), Chhung (thành sắt gõ). Hiện nay, nhạc ngũ âm vẫn đóng vai trò quan trọng trong hoạt động tôn giáo và hoạt động hằng ngày của bà con đồng bào dân tộc Khmer. Nhạc ngũ âm không đơn thuần chỉ là âm nhạc mà còn mang tính gần gũi, thân thuộc, thiêng liêng, cao quý trong đời sống sinh hoạt văn hóa của bà con đồng bào dân tộc Khmer.
 |
Dàn nhạc ngũ âm của đồng bào Khmer biểu diễn tại chùa Svai Tà Som, ấp An Hoà, xã An Hảo, huyện Tịnh Biên, tỉnh An Giang. |
 |
Thành viên chơi Kha so-somphô (trống nhỏ) của dàn nhạc ngũ âm. |
 |
Nhạc cụ Chhung (thành sắt gõ). |
 |
Thành viên dàn nhạc ngũ âm chơi nhạc cụ Kung Thum (đàn đồng lớn). |
 |
Chơi nhạc cụ Rô Neat Det (đàn sắt) trong dàn nhạc ngũ âm tại chùa Svai Tà Som. |
ĐÌNH MINH (thực hiện)
Trải qua hàng nghìn năm hình thành và phát triển, nghệ thuật hát Xoan đã trở thành di sản văn hóa phi vật thể quý giá của vùng đất Tổ Hùng Vương...