Lễ hội hoa tam giác mạch lần thứ IX tỉnh Hà Giang sẽ diễn ra ngày 28-10 tại huyện Đồng Văn, gắn với sự kiện đón danh hiệu Thành viên mạng lưới Công viên địa chất toàn cầu UNESCO Cao nguyên đá Đồng Văn lần thứ III.
Với chủ đề “Cao nguyên đá nở hoa” trung tâm lễ hội sẽ được tổ chức tại huyện Đồng Văn. Để chuẩn bị cho lễ hội, 4 huyện vùng Cao nguyên đá gồm: Đồng Văn, Mèo Vạc, Yên Minh và Quản Bạ đã triển khai gieo trồng khoảng 415ha hoa tam giác mạch; được trồng thành 3 đợt nhằm đảm bảo thời gian hoa nở kéo dài từ trung tuần tháng 9 đến hết tháng 12-2023 phục vụ nhu cầu tham quan, chụp ảnh với hoa tam giác mạch của du khách.
 |
Du khách thích thú chụp ảnh với hoa tam giác mạch.
|
 |
Hoa tam giác mạch nở rộ sẵn sàng đón du khách đến với lễ hội.
|
Khu vực trồng hoa tập trung tại các điểm thuận lợi cho du khách tham quan, chụp ảnh như: Điểm dừng chân Cổng trời, điểm du lịch Thạch Sơn Thần, huyện Quản Bạ; hai bên đường các xã Phố Cáo, Sủng Là, Lũng Cú, huyện Đồng Văn; khu vực Thiết giao long phá thạch, Làng Văn hóa Du lịch cộng đồng dân tộc Mông, thôn Pả Vi Hạ, khu vực Tượng đài Thanh niên xung phong, trái tim đá Mã Pì Lèng, huyện Mèo Vạc. Bên cạnh đó, các địa phương này còn chuẩn bị tổ chức nhiều hoạt động giao lưu văn hóa, văn nghệ, trò chơi dân gian cho du khách trải nghiệm.
Đặc biệt, lễ hội hoa Tam giác mạch lần thứ IX sẽ gắn với chương trình đón nhận danh hiệu Thành viên mạng lưới Công viên địa chất toàn cầu UNESCO Cao nguyên đá Đồng Văn lần thứ III.
Tin, ảnh: HÀ LINH
* Mời bạn đọc vào chuyên mục Dân tộc, tôn giáo xem các tin, bài liên quan
Sáng 24-10, đồng chí Vương Thị Thủy, Phó bí thư Thường trực Huyện ủy Mèo Vạc (Hà Giang) đã đi kiểm tra, giám sát các Chương trình Mục tiêu quốc gia, kết quả phát triển kinh tế-xã hội 10 tháng đầu năm 2023 tại xã Lũng Pù.
Là huyện vùng cao biên giới, Mèo Vạc có hơn 96% là đồng bào dân tộc thiểu số, với 17 dân tộc cùng sinh sống như: Mông, Lô Lô, Dao, Giáy… trong đó dân tộc Mông chiếm hơn 70%.
Là một huyện vùng cao biên giới, nằm ở về phía Bắc của tỉnh Hà Giang, Mèo Vạc có 41,288km đường biên giới tiếp giáp với huyện Phú Ninh, tỉnh Vân Nam và huyện Nà Pô, tỉnh Quảng Tây (Trung Quốc).
Là huyện vùng núi, tỷ lệ hộ nghèo cao, những năm qua, Đảng bộ, chính quyền và nhân dân các dân tộc huyện Mèo Vạc (Hà Giang) đã cùng chung tay hỗ trợ, giúp đỡ các gia đình có hoàn cảnh đặc biệt, người nghèo vượt qua khó khăn, từng bước ổn định cuộc sống...
Đào tạo nghề, kết nối gắn với giải quyết việc làm cho người lao động nông thôn, đặc biệt là lao động người dân tộc thiểu số luôn được huyện Mèo Vạc (Hà Giang) quan tâm, chú trọng. Những năm qua, huyện Mèo Vạc đã ban hành kế hoạch đào tạo nghề cho lao động theo đặc điểm, tình hình và điều kiện từng năm. Trên cơ sở kế hoạch của UBND huyện, các ngành, đoàn thể có liên quan, UBND các xã, thị trấn đã phối hợp thực hiện nhiệm vụ này đạt hiệu quả nhất định.