Từ ngày 22-3 đến ngày 25-3, tại huyện Phú Thiện (Gia Lai), Sở Công thương tỉnh Gia Lai phối hợp với Ủy ban nhân dân huyện Phú Thiện tổ chức hội chợ giới thiệu sản phẩm vùng đồng bào dân tộc thiểu số và miền núi năm 2024.
 |
Gian hàng thổ cẩm tại hội chợ. |
Hội chợ có gần 100 gian hàng trưng bày và bán các sản phẩm đặc trưng của đồng bào dân tộc thiểu số, các mặt hàng nông sản, thực phẩm tiêu dùng tại địa phương như: Gạo Phú Thiện, chả cá thác lác, nông sản sấy khô, yến sào, sữa chua nếp cẩm, muối kiến, muối cỏ thơm, tinh bột nghệ, tinh dầu xả, rau, củ, quả; các sản mỹ nghệ, thổ cẩm…
Đặc biệt, hội chợ có trưng bày các sản phẩm OCOP 3-4 sao cấp tỉnh và các sản phẩm công nghiệp nông thôn tiêu biểu các cấp để phục vụ người dân tham quan, mua sắm.
Hội chợ được kỳ vọng góp phần tăng cường hoạt động xúc tiến thương mại, thúc đẩy tiêu thụ sản phẩm nông sản trên địa bàn huyện Phú Thiện nói riêng và tỉnh Gia Lai nói chung. Đồng thời, hỗ trợ quá trình chuyển đổi cơ cấu kinh tế theo hướng tăng tỷ trọng hàng hóa, dịch vụ khu vực đồng bào dân tộc thiểu số và miền núi, tạo ra nhiều việc làm, nâng cao thu nhập cho bà con.
Tin, ảnh: LÊ THỊ GIÁC
* Mời bạn đọc vào chuyên mục Dân tộc, tôn giáo xem các tin, bài liên quan.
Ngày 22-3, Ban Tuyên giáo Tỉnh ủy Gia Lai phát động cuộc thi về công tác xây dựng Đảng, xây dựng hệ thống chính trị tỉnh Gia Lai năm 2024 theo hình thức trực tiếp và trực tuyến với 19 điểm cầu, gần 1.100 đại biểu tham dự.
Tỉnh Gia Lai có 44 dân tộc sinh sống, trong đó hơn 46% là đồng bào dân tộc thiểu số (DTTS) với đời sống văn hóa phong phú, đặc sắc.
Sáng 14-3, tại thành phố Pleiku (Gia Lai), Ban chỉ đạo tìm kiếm, quy tập và xác định danh tính liệt sĩ (Ban chỉ đạo 515) tỉnh Gia Lai tổ chức hội nghị tổng kết thực hiện Quyết định số 75/2013/QĐ-TTg và Quyết định số 35/2017/QĐ-TTg của Thủ tướng Chính phủ về chế độ, chính sách và công tác bảo đảm đối với tổ chức, cá nhân làm nhiệm vụ tìm kiếm, quy tập hài cốt liệt sĩ.