Mặc dù là văn bản có giá trị pháp lý cao nhất về lĩnh vực này, nhưng chưa quy định cụ thể về cơ chế bảo đảm thực hiện các chính sách dân tộc (nhất là cơ chế về nguồn lực), dẫn đến việc phân loại, đánh giá thực hiện hệ thống chính sách, pháp luật liên quan đến vùng đồng bào dân tộc thiểu số và miền núi chưa thống nhất, đồng bộ trong thực hiện chính sách.
    |
 |
Bộ đội hướng dẫn bà con dân tộc thiểu số xã Quảng Sơn, huyện Đắk Glong chăm sóc lúa nước.
|
Theo báo cáo giám sát của Hội đồng Dân tộc của Quốc hội cho thấy, còn 23 chính sách dân tộc chưa được ghi nhận; hoặc chưa được quy định cụ thể trong Nghị định và các văn bản pháp luật liên quan vùng đồng bào dân tộc thiểu số và miền núi.
Cụ thể như: Cơ chế, chính sách ưu đãi thúc đẩy phát triển kinh tế tập thể, hợp tác xã vùng đồng bào dân tộc thiểu số và miền núi; Chính sách hỗ trợ ăn trưa đối với trẻ em nhà trẻ người dân tộc thiểu số, con hộ nghèo tại các cơ sở giáo dục mầm non tại vùng kinh tế-xã hội đặc biệt khó khăn; Chính sách thu hút, trọng dụng nhân tài là người dân tộc thiểu số; Chính sách hỗ trợ đối với nghệ nhân trong việc tổ chức duy trì, bảo tồn, truyền dạy văn hóa truyền thống trong cộng đồng…
THANH HẢI
* Mời bạn đọc vào chuyên mục Xã hội xem các tin, bài liên quan.
Hiện nay, nước ta có khoảng hơn 14 triệu người là đồng bào dân tộc thiểu số (DTTS), chiếm khoảng 14,7% dân số cả nước.
Những năm qua, các chương trình, dự án, chính sách dân tộc tại tỉnh Cà Mau đã góp phần tích cực làm thay đổi rõ nét diện mạo vùng đồng bào dân tộc thiểu số (DTTS). Cơ sở hạ tầng được quan tâm đầu tư, bảo đảm các điều kiện cần thiết cho sản xuất và dân sinh, nhờ vậy, diện mạo các phum, sóc có nhiều đổi thay, đời sống người dân ngày càng được cải thiện rõ rệt, trong đó có đồng bào Khmer.
Là một tỉnh nghèo vùng cao biên giới ở cực Bắc của Tổ quốc, Hà Giang có tới gần 90% dân số là người dân tộc thiểu số (DTTS). Những năm qua, Đảng, Nhà nước đã có nhiều chủ trương, chính sách về công tác dân tộc nhằm chăm lo mọi mặt cho đồng bào DTTS nói chung, đồng bào DTTS ở Hà Giang nói riêng. Vậy việc thực hiện các chính sách dân tộc ở Hà Giang đã mang lại kết quả ra sao, những vấn đề gì còn đặt ra, cần tiếp tục giải quyết? Chúng tôi đã khảo sát thực tế để trả lời câu hỏi này.
Huyện Ba Bể (tỉnh Bắc Kạn) là một trong những địa phương mới thoát khỏi danh sách các huyện nghèo của cả nước. Để có được kết quả đáng ghi nhận này là nhờ sự quan tâm của Đảng, Nhà nước, sự nỗ lực của cấp ủy, chính quyền địa phương, trong đó có vai trò đòn bẩy từ thực hiện hiệu quả các chính sách dân tộc trong thời gian qua.