Trả lời: Vấn đề bạn hỏi được quy định tại khoản 5, 6, 7, 8, 9, Điều 2 Luật Tín ngưỡng, tôn giáo. Cụ thể như sau:
Tôn giáo là niềm tin của con người tồn tại với hệ thống quan niệm và hoạt động bao gồm đối tượng tôn thờ, giáo lý, giáo luật, lễ nghi và tổ chức.
Tín đồ là người tin, theo một tôn giáo và được tổ chức tôn giáo đó thừa nhận.
Nhà tu hành là tín đồ xuất gia, thường xuyên thực hiện nếp sống riêng theo giáo lý, giáo luật và quy định của tổ chức tôn giáo.
Chức sắc là tín đồ được tổ chức tôn giáo phong phẩm hoặc suy cử để giữ phẩm vị trong tổ chức.
Chức việc là người được tổ chức tôn giáo, tổ chức tôn giáo trực thuộc, tổ chức được cấp chứng nhận đăng ký hoạt động tôn giáo bổ nhiệm, bầu cử hoặc suy cử để giữ chức vụ trong tổ chức.
* Bạn đọc Bùi Thanh Tùng ở phường Him Lam, TP Điện Biên Phủ, tỉnh Điện Biên hỏi: Chính sách hỗ trợ bảo tồn, phát huy giá trị văn hóa truyền thống đặc sắc, thông tin-truyền thông nâng cao đời sống tinh thần cho đồng bào được quy định như thế nào?
Trả lời: Vấn đề bạn hỏi được quy định tại Điều 43, Thông tư số 15/2022/TT-BTC của Bộ trưởng Bộ Tài chính. Cụ thể như sau:
1. Tổ chức lớp học tiếng dân tộc theo hình thức truyền khẩu, lớp học truyền dạy văn hóa truyền thống tiêu biểu của các dân tộc tại thôn, bản.
2. Khôi phục và bảo tồn nhạc cụ, trang phục, nghề truyền thống tiêu biểu: tối đa 300 triệu đồng/nghề/dân tộc/cả giai đoạn 2021-2025.
3. Phục dựng bảo tồn lễ hội truyền thống tiêu biểu; sưu tầm các loại hình văn hóa truyền thống đặc sắc của các dân tộc thiểu số có khó khăn đặc thù: Tối đa 300 triệu đồng/lễ hội/dân tộc/cả giai đoạn 2021-2025.
4. Cấp trang thiết bị cho nhà sinh hoạt cộng đồng phù hợp với văn hóa truyền thống của từng dân tộc: Tối đa 30 triệu đồng/thôn/năm.
5. Thành lập và duy trì hoạt động đội văn nghệ thôn, bản: Tối đa 20 triệu đồng/đội/thôn, bản.
6. Thông tin-truyền thông nâng cao đời sống tinh thần cho đồng bào.
QĐND