Bạn đọc Chu Thị Phượng ở xã Thuần Mang, huyện Ngân Sơn, tỉnh Bắc Kạn hỏi: Đề nghị tòa soạn cho biết, các tỉnh nào nằm trong phạm vi thực hiện đầu tư phát triển kinh tế-xã hội các dân tộc còn gặp nhiều khó khăn, dân tộc có khăn đặc thù?
Trả lời: Vấn đề bạn hỏi được quy định tại Điều 53, Thông tư số 02/2022/TT-UBDT ngày 30-6-2022 của Ủy ban Dân tộc ban hành hướng dẫn thực hiện Chương trình Mục tiêu quốc gia phát triển kinh tế-xã hội vùng đồng bào dân tộc thiểu số và miền núi giai đoạn 2021-2030, giai đoạn I: Từ năm 2021 đến năm 2025 được đề ra như sau:
Phạm vi thực hiện trên địa bàn 31 tỉnh: Lai Châu, Điện Biên, Sơn La, Hòa Bình, Lào Cai, Hà Giang, Yên Bái, Phú Thọ, Cao Bằng, Lạng Sơn, Bắc Kạn, Thái Nguyên, Tuyên Quang, Thanh Hóa, Nghệ An, Hà Tĩnh, Quảng Bình, Quảng Trị, Thừa Thiên Huế, Quảng Nam, Quảng Ngãi, Bình Định, Phú Yên, Khánh Hòa, Ninh Thuận, Kon Tum, Gia Lai, Đắk Lắk, Đắk Nông, Bình Phước và An Giang.
QĐND
* Mời bạn đọc vào chuyên mục Dân tộc, tôn giáo xem các tin, bài liên quan
Bạn đọc Nguyễn Hồng Dự ở xã Cốc Đán, huyện Ngân Sơn, tỉnh Bắc Kạn hỏi: Đề nghị tòa soạn cho biết, Nghị quyết số 88/2019/QH14 phê duyệt Đề án Tổng thể phát triển kinh tế - xã hội (KT-XH) vùng đồng bào dân tộc thiểu số và miền núi giai đoạn 2021-2030 đã đề ra quan điểm thực hiện như thế nào?